Bơ Được Mùa, Trúng Giá

Theo khảo sát thị trường, hiện tại bơ sớm vụ loại 1 đang có giá từ 60-70 ngàn đ/kg, bơ loại 2 có giá từ 40-50 ngàn đ/kg, bơ loại 3 có giá từ 30-40 ngàn đ/kg…
Thời điểm hiện nay bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang tiến hành thu hoạch bơ trái vụ (bơ sớm vụ), với tâm lý phấn khởi vì bơ năm nay không chỉ được mùa mà còn trúng giá.
Theo thường lệ, ở Tây Nguyên phải 2 tháng nữa mới đến mùa thu hoạch bơ chính vụ. Tuy nhiên, thời gian qua bà con nông dân đã đầu tư vào việc trồng bơ trái vụ với 2 dòng chủ yếu là bơ sớm và bơ muộn. Chính điều này đã hình thành nên một vụ bơ sớm từ tháng 2 đến tháng 4, bán vừa dễ mà lại có lãi cao.
Theo đánh giá của bà con nông dân thì năm nay sản lượng bơ sớm được mùa hơn mọi năm, trung bình mỗi cây bơ lượng quả tăng từ 10-20% so với năm trước và giá bơ lại cao. Theo khảo sát thị trường, hiện tại bơ sớm vụ loại 1 đang có giá từ 60-70 ngàn đ/kg, bơ loại 2 có giá từ 40-50 ngàn đ/kg, bơ loại 3 có giá từ 30-40 ngàn đ/kg…
Bơ sớm vụ đang được giá bởi nguồn cung hiện tại không đủ cầu, hiện diện tích bơ trái vụ trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung chưa nhiều, trong khi nhu cầu sử dụng bơ trái vụ rất lớn. Bơ không chỉ tiêu thụ riêng ở Tây Nguyên mà còn được thương lái đưa đi các tỉnh miền Trung, miền Bắc.
Ông Nguyễn Ngọc Đức, thôn 7, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk) cho biết: “Năm nay, thời điểm trước Tết lúc bơ bắt đầu ra hoa, thời tiết thuận lợi nên tỷ lệ đậu trái nhiều hơn so với mọi năm. Nhà tôi có 14 cây bơ trái vụ, năm nay trung bình mỗi cây cho thu 3 - 4 tạ quả, so với năm trước mỗi cây phải tăng thêm 70-90 kg. Đó là chưa kể đến cây bơ “vàng” cổ thụ 27 năm tuổi của gia đình, năm nào cũng cho thu gần 1 tấn quả.
Hiện nay Đăk Lăk có trên 4.200 ha cây bơ, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện Cư M’Gar, Krông Păk, Krông Búk, Krông Năng, Ea H’Leo, Cư Kuin... Đăk Lăk cũng là địa phương có diện tích, sản lượng bơ nhiều nhất so với cả nước. Tại Tây Nguyên, thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 được xác định là mùa thu hoạch bơ sớm vụ. Từ tháng 5 đến tháng 6 được xác định là mùa thu hoạch bơ chính vụ.
Điều đáng nói là năm nay bơ sớm vụ bán rất được giá, bình quân đạt 50-60 ngàn đ/kg, đó là chưa kể thời điểm đầu vụ tôi bán 100 ngàn đ/kg. Đến thời điểm này tôi đã bán được khoảng 30 triệu đồng từ bơ sớm vụ rồi”.
Cũng như ông Đức, ông Nguyễn Văn Minh ở tổ dân phố 5, phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột có 20 cây bơ sớm vụ, trồng 6 năm nay nên sản lượng đạt 4-5 tạ quả/cây, giá thu mua tại vườn từ 40-50 ngàn đ/kg.
Ông Minh chia sẻ: “Bơ trái vụ năm nay được mùa hơn mọi năm, không chỉ vậy giá lại rất cao, đầu vụ tôi bán tại vườn 100 ngàn đ/kg, hiện chỉ còn 50 ngàn đ/kg… Bơ trái vụ bán khoẻ, chẳng cần phải mang ra chợ, thương lái đến tận nhà thu mua mà vẫn không đủ. Vườn bơ năm nay nếu bán hết chắc cũng thu về cả trăm triệu đồng chứ chẳng chơi”.
Chính vì bơ sớm vụ được mùa mà giá lại trúng, khiến cho thị trường thu mua bơ trở nên náo nhiệt. Người thu mua bơ thì nhiều, trong khi diện tích bơ sớm vụ không đáp ứng đủ. Là người làm nghề thu mua bơ đưa ra thị trường ngoài Bắc, anh Thanh cho biết: “Năm nay, chúng tôi phải xuống từng địa phương hỏi thăm để thu mua bơ. Tuy nhiên để mua được bơ cũng khó vì có rất nhiều người đến tìm mua bơ. Bơ sớm vụ bán dễ hơn rất nhiều so với bơ chính vụ mà giá lại cao nữa”.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.

Anh Nguyễn Văn Thắng là người đầu tiên “di thực” cây trôm từ vùng đất đồi núi Hòn Bà thuộc xã Phước Nam về trồng trên đồng đất màu mỡ xã Nhơn Sơn cho mủ chất lượng cao.

Cây lúa là loại cây trồng truyền thống, chiếm phần lớn diện tích gieo trồng trong tỉnh. So với thời điểm tái lập tỉnh đến nay, diện tích lúa đã tăng thêm trên 10.000 ha, năng suất tăng 1,5 lần, theo đó sản lượng cũng tăng hơn 2 lần so với trước đây.

Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.

Trên cở sở học tập kinh nghiệm từ mô hình đã cho hiệu quả tại tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải đã triển khai thí điểm mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Hải. Tuy bước đầu được trồng thí điểm trên diện tích 3 sào với 5 hộ tham gia, thế nhưng do hiệu quả cao hơn so với cây trồng khác nên thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người dân địa phương.