Bơ Được Mùa, Trúng Giá

Theo khảo sát thị trường, hiện tại bơ sớm vụ loại 1 đang có giá từ 60-70 ngàn đ/kg, bơ loại 2 có giá từ 40-50 ngàn đ/kg, bơ loại 3 có giá từ 30-40 ngàn đ/kg…
Thời điểm hiện nay bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang tiến hành thu hoạch bơ trái vụ (bơ sớm vụ), với tâm lý phấn khởi vì bơ năm nay không chỉ được mùa mà còn trúng giá.
Theo thường lệ, ở Tây Nguyên phải 2 tháng nữa mới đến mùa thu hoạch bơ chính vụ. Tuy nhiên, thời gian qua bà con nông dân đã đầu tư vào việc trồng bơ trái vụ với 2 dòng chủ yếu là bơ sớm và bơ muộn. Chính điều này đã hình thành nên một vụ bơ sớm từ tháng 2 đến tháng 4, bán vừa dễ mà lại có lãi cao.
Theo đánh giá của bà con nông dân thì năm nay sản lượng bơ sớm được mùa hơn mọi năm, trung bình mỗi cây bơ lượng quả tăng từ 10-20% so với năm trước và giá bơ lại cao. Theo khảo sát thị trường, hiện tại bơ sớm vụ loại 1 đang có giá từ 60-70 ngàn đ/kg, bơ loại 2 có giá từ 40-50 ngàn đ/kg, bơ loại 3 có giá từ 30-40 ngàn đ/kg…
Bơ sớm vụ đang được giá bởi nguồn cung hiện tại không đủ cầu, hiện diện tích bơ trái vụ trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung chưa nhiều, trong khi nhu cầu sử dụng bơ trái vụ rất lớn. Bơ không chỉ tiêu thụ riêng ở Tây Nguyên mà còn được thương lái đưa đi các tỉnh miền Trung, miền Bắc.
Ông Nguyễn Ngọc Đức, thôn 7, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk) cho biết: “Năm nay, thời điểm trước Tết lúc bơ bắt đầu ra hoa, thời tiết thuận lợi nên tỷ lệ đậu trái nhiều hơn so với mọi năm. Nhà tôi có 14 cây bơ trái vụ, năm nay trung bình mỗi cây cho thu 3 - 4 tạ quả, so với năm trước mỗi cây phải tăng thêm 70-90 kg. Đó là chưa kể đến cây bơ “vàng” cổ thụ 27 năm tuổi của gia đình, năm nào cũng cho thu gần 1 tấn quả.
Hiện nay Đăk Lăk có trên 4.200 ha cây bơ, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện Cư M’Gar, Krông Păk, Krông Búk, Krông Năng, Ea H’Leo, Cư Kuin... Đăk Lăk cũng là địa phương có diện tích, sản lượng bơ nhiều nhất so với cả nước. Tại Tây Nguyên, thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 được xác định là mùa thu hoạch bơ sớm vụ. Từ tháng 5 đến tháng 6 được xác định là mùa thu hoạch bơ chính vụ.
Điều đáng nói là năm nay bơ sớm vụ bán rất được giá, bình quân đạt 50-60 ngàn đ/kg, đó là chưa kể thời điểm đầu vụ tôi bán 100 ngàn đ/kg. Đến thời điểm này tôi đã bán được khoảng 30 triệu đồng từ bơ sớm vụ rồi”.
Cũng như ông Đức, ông Nguyễn Văn Minh ở tổ dân phố 5, phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột có 20 cây bơ sớm vụ, trồng 6 năm nay nên sản lượng đạt 4-5 tạ quả/cây, giá thu mua tại vườn từ 40-50 ngàn đ/kg.
Ông Minh chia sẻ: “Bơ trái vụ năm nay được mùa hơn mọi năm, không chỉ vậy giá lại rất cao, đầu vụ tôi bán tại vườn 100 ngàn đ/kg, hiện chỉ còn 50 ngàn đ/kg… Bơ trái vụ bán khoẻ, chẳng cần phải mang ra chợ, thương lái đến tận nhà thu mua mà vẫn không đủ. Vườn bơ năm nay nếu bán hết chắc cũng thu về cả trăm triệu đồng chứ chẳng chơi”.
Chính vì bơ sớm vụ được mùa mà giá lại trúng, khiến cho thị trường thu mua bơ trở nên náo nhiệt. Người thu mua bơ thì nhiều, trong khi diện tích bơ sớm vụ không đáp ứng đủ. Là người làm nghề thu mua bơ đưa ra thị trường ngoài Bắc, anh Thanh cho biết: “Năm nay, chúng tôi phải xuống từng địa phương hỏi thăm để thu mua bơ. Tuy nhiên để mua được bơ cũng khó vì có rất nhiều người đến tìm mua bơ. Bơ sớm vụ bán dễ hơn rất nhiều so với bơ chính vụ mà giá lại cao nữa”.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày giáp tết, ai từng ra Tuy Phong (Bình Thuận) mùa này hẳn sẽ bắt gặp những thửa ruộng hành xanh bạt ngàn, thoai thoải. Không biết từ bao giờ, vị cay nồng của hành củ đỏ đã gắn bó với những thăng trầm của người dân vùng nắng gió Tuy Phong. Tháng chạp… cây hành nở hoa.

Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Trong cơ chế thị trường, có rất nhiều đơn vị cung ứng giống trên địa bàn tỉnh, như Công ty Giống cây trồng Thái Nguyên, Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên, hệ thống kinh doanh cung ứng giống tư nhân trong tỉnh và tỉnh ngoài nên người nông dân có nhiều điều kiện để lựa chọn. Tuy nhiên, lượng giống do các đơn vị, hệ thống kinh doanh… mới chỉ cung ứng được khoảng 1/3 lượng giống cho mỗi mùa vụ, số còn lại người dân tự để giống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Dân số tăng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, an ninh lương thực thường xuyên bị đe dọa đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp có năng suất chất lượng cao, chịu được sâu bệnh, thời tiết. Ðây cũng là lý do để cây trồng biến đổi gien ngày càng có mặt nhiều hơn trên đồng ruộng trong sự lựa chọn của người nông dân...

Ngoài ra, mục đích của dự án cũng hướng tới nâng cao nhận thức cho cộng đồng và chính quyền địa phương về biến đổi khí hậu như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do giảm đốt rơm rạ, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hạn hán do trồng trên vĩ tre và nằm trong nhà….