Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bò Đi Chuyên Cơ

Bò Đi Chuyên Cơ
Ngày đăng: 17/05/2012

21 giờ đêm ngày 15/5, chiếc chuyên cơ MH 6204 của hãng hàng không MasKargo (Malaysia) hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, chở theo 300 con bò sữa, bò tơ từ Úc để bổ sung vào nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước.

Khoảng hơn một tiếng đồng hồ trước giờ chuyến bay đặc biệt này hạ cánh, khu vực giao nhận hàng hóa của sân bay Tân Sơn Nhất ồn ào và nhộn nhịp hẳn bởi những chiếc xe tải chuyên dụng đến tập kết, sẵn sàng để vận chuyển bò nhập khẩu. Gần 21 giờ, chiếc máy bay khổng lồ mở những cánh cửa để đưa những con bò sữa ngoại đầu tiên đặt chân xuống sân bay.

Theo lời của chuyên gia người Úc, lô hàng bò sữa này được chuyên chở trong các cũi gỗ theo tiêu chuẩn và quy định quốc tế, được chăm sóc cẩn thận và theo dõi sức khỏe trong suốt quá trình vận chuyển từ Úc về đến trang trại của Vinamilk. Sau khi đáp xuống sân bay, toàn bộ số bò sẽ được chuyển tới trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk tại Lâm Đồng.

Để đảm bảo đàn bò được khỏe mạnh, sản xuất sữa có chất lượng và năng suất cao, tại trang trại Lâm Đồng đàn bò được nhập về sẽ được nuôi cách ly để theo dõi đủ thời gian, sau đó mới được nhập đàn; tổ chức khám và chữa bệnh kịp thời cho toàn bộ đàn bò; các chuyên gia và bác sĩ thú y sẽ khám bệnh hằng ngày cho bò và theo dõi lấy mẫu sữa để kiểm tra theo đúng quy trình.

Theo ông Vương Ngọc Long, quyền Giám đốc kỹ thuật Công ty sữa Vinamilk, từ năm 2009 đến nay Vinamilk đã nhập hơn 4.000 bò sữa giống HF cao sản từ Úc và New Zealand. Các bò được nhập đều có "gia phả lý lịch" rõ ràng (chứng nhận của Hiệp hội Giống bò sữa Úc/NZ), sức khỏe tốt, được cơ quan thú y nước xuất khẩu bò kiểm tra và đồng ý cho xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn thú y của cơ quan thú y Việt Nam, được tuyển chọn kỹ từ các trang trại chăn nuôi an toàn sinh học, năng suất cao… Đợt nhập bò này là đợt nhập bò thứ 8 từ Úc. Trang trại bò sữa Lâm Đồng được đầu tư mới hoàn toàn, hiện đại với chi phí đầu tư dự kiến 150 tỉ đồng, quy mô nuôi từ 1.600 - 1.800 con bò sữa với năng suất 18 - 20 tấn sữa/ngày.

Hiệu quả kinh tế cao

Ông Vương Ngọc Long cho biết việc nhập các giống bò sữa HF cao sản từ Úc trong thời gian qua của Vinamilk đã chứng tỏ các giống bò này hoàn toàn có thể nuôi thành công ở Việt Nam nếu đáp ứng được đặc tính sinh lý và khả năng sản xuất của giống bò, đặc biệt là vấn đề nuôi dưỡng, khẩu phần ăn và tạo sự thoải mái cho bò sữa (chống stress, đặc biệt là stress nhiệt). Về lâu dài, các con giống đã được nhập khẩu hiện nay thích nghi tốt, khả năng cho sữa cao, sinh sản tốt là nền căn bản xây dựng đàn bò sữa cao sản, hạt nhân cho việc lai tạo các giống bò cao sản thích nghi tốt, cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi quy mô gia đình, trang trại nhỏ, phục vụ cho chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa của Việt Nam… Hiện tại, sản lượng sữa của các giống bò nhập nuôi tại các trang trại của Vinamilk trung bình đạt được 5.500 - 6.000 kg sữa/chu kỳ, nhiều con đạt trên 7.500 kg sữa/chu kỳ. Đây là sản lượng sữa của lứa 1 và hứa hẹn sẽ đạt cao hơn từ 15 - 20% trong lứa 2. Với mức sản lượng này, một bò sữa nhập sẽ hoàn vốn đầu tư và nuôi dưỡng trong 2 lứa sữa và tạo ra nguồn sữa nguyên liệu ổn định cho nhu cầu chế biến sữa tươi của công ty.

Sau đợt nhập bò này, trang trại Lâm Đồng sẽ tiếp tục nhập 2 đợt kế tiếp vào tháng 6 và tháng 8 với số lượng 400 - 500 con, nâng tổng số bò nhập cho trang trại Lâm Đồng dự kiến trong năm 2012 là 800 con bò cái mang thai và bò tơ.

Xây nhiều trang trại hiện đại

Hiện nay, Vinamilk đã xây dựng và đưa vào hoạt động các trang trại bò sữa hiện đại hàng đầu Việt Nam tại Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định và Lâm Đồng, với quy mô thiết kế là mỗi trang trại từ 2.000 - 3.000 con, tổng vốn đầu vốn đầu tư khoảng hơn 700 tỉ đồng (hơn 140 tỉ đồng cho mỗi trang trại). Theo kế hoạch phát triển giai đoạn 2012 - 2016, tổng đàn bò của các trang trại Vinamilk đến cuối năm 2012 đạt 9.500 con, đến năm 2015 sẽ đạt 25.500 con và năm 2016 sẽ tăng lên 28.000 con. Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016, Công ty Vinamilk tiếp tục làm việc với các địa phương để đầu tư xây dựng tiếp 4 trang trại tại Thanh Hóa, Tây Ninh, Đắk Nông, Hà Tĩnh, với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỉ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Tra Nhỏ Lẻ Khó Đạt Chuẩn Quốc Tế Nuôi Cá Tra Nhỏ Lẻ Khó Đạt Chuẩn Quốc Tế

Đối với doanh nghiệp, việc xây dựng vùng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council), một tiêu chuẩn của Quỹ quốc tế bão vệ thiên nhiên, là điều tương đối dễ dàng, tuy nhiên, với những hộ nuôi nhỏ lẻ thì con đường đi đến tiêu chuẩn này còn khá xa.

29/10/2013
Tôm Thẻ Chân Trắng “Lấn Lướt” Tôm Sú Tôm Thẻ Chân Trắng “Lấn Lướt” Tôm Sú

Những ngày này, đến các huyện: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công hỏi thăm 10 người NTNL thì có tới 9 người nuôi TTCT. Đó là do con TTCT đã thực sự là “cứu cánh” của nhiều người NTNL với lợi thế quan trọng nhất là thời gian nuôi ngắn hơn, sản lượng cao hơn, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích lớn hơn so với TS.

05/09/2013
Vùng Cát Không Trầm Tĩnh Vùng Cát Không Trầm Tĩnh

Buổi sáng hôm ấy, đuổi theo tầm mắt chúng tôi là màu xanh nối đuôi nhau. Cái màu xanh bàng bạc của keo lá tràm trên 10 năm tuổi đã làm cho trời Phong Bình, Phong Chương, Điền Môn, Điền Lộc, Phong Hải, Thừa Thiên - Huế... dịu hẳn lại. Khi hạ kính để nhoài mình ra không gian một lúc, chừng như tôi nghe mùi của biển trong tiếng sóng vẳng lại từ phía bên kia cánh rừng.

05/09/2013
Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Cho Hiệu Quả Kinh Tế

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thu nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân nhân rộng.

06/09/2013
Anh Trần Đình Toàn Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba Anh Trần Đình Toàn Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba

Anh Trần Đình Toàn ở ấp An Định, xã An Bình (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) với mô hình nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao. Mỗi đợt thu hoạch, anh thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Từ nghèo khó, nhờ con ba ba mà gia đình anh đã vươn lên khá giàu.

06/09/2013