Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bò Đi Chuyên Cơ

Bò Đi Chuyên Cơ
Ngày đăng: 17/05/2012

21 giờ đêm ngày 15/5, chiếc chuyên cơ MH 6204 của hãng hàng không MasKargo (Malaysia) hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, chở theo 300 con bò sữa, bò tơ từ Úc để bổ sung vào nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước.

Khoảng hơn một tiếng đồng hồ trước giờ chuyến bay đặc biệt này hạ cánh, khu vực giao nhận hàng hóa của sân bay Tân Sơn Nhất ồn ào và nhộn nhịp hẳn bởi những chiếc xe tải chuyên dụng đến tập kết, sẵn sàng để vận chuyển bò nhập khẩu. Gần 21 giờ, chiếc máy bay khổng lồ mở những cánh cửa để đưa những con bò sữa ngoại đầu tiên đặt chân xuống sân bay.

Theo lời của chuyên gia người Úc, lô hàng bò sữa này được chuyên chở trong các cũi gỗ theo tiêu chuẩn và quy định quốc tế, được chăm sóc cẩn thận và theo dõi sức khỏe trong suốt quá trình vận chuyển từ Úc về đến trang trại của Vinamilk. Sau khi đáp xuống sân bay, toàn bộ số bò sẽ được chuyển tới trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk tại Lâm Đồng.

Để đảm bảo đàn bò được khỏe mạnh, sản xuất sữa có chất lượng và năng suất cao, tại trang trại Lâm Đồng đàn bò được nhập về sẽ được nuôi cách ly để theo dõi đủ thời gian, sau đó mới được nhập đàn; tổ chức khám và chữa bệnh kịp thời cho toàn bộ đàn bò; các chuyên gia và bác sĩ thú y sẽ khám bệnh hằng ngày cho bò và theo dõi lấy mẫu sữa để kiểm tra theo đúng quy trình.

Theo ông Vương Ngọc Long, quyền Giám đốc kỹ thuật Công ty sữa Vinamilk, từ năm 2009 đến nay Vinamilk đã nhập hơn 4.000 bò sữa giống HF cao sản từ Úc và New Zealand. Các bò được nhập đều có "gia phả lý lịch" rõ ràng (chứng nhận của Hiệp hội Giống bò sữa Úc/NZ), sức khỏe tốt, được cơ quan thú y nước xuất khẩu bò kiểm tra và đồng ý cho xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn thú y của cơ quan thú y Việt Nam, được tuyển chọn kỹ từ các trang trại chăn nuôi an toàn sinh học, năng suất cao… Đợt nhập bò này là đợt nhập bò thứ 8 từ Úc. Trang trại bò sữa Lâm Đồng được đầu tư mới hoàn toàn, hiện đại với chi phí đầu tư dự kiến 150 tỉ đồng, quy mô nuôi từ 1.600 - 1.800 con bò sữa với năng suất 18 - 20 tấn sữa/ngày.

Hiệu quả kinh tế cao

Ông Vương Ngọc Long cho biết việc nhập các giống bò sữa HF cao sản từ Úc trong thời gian qua của Vinamilk đã chứng tỏ các giống bò này hoàn toàn có thể nuôi thành công ở Việt Nam nếu đáp ứng được đặc tính sinh lý và khả năng sản xuất của giống bò, đặc biệt là vấn đề nuôi dưỡng, khẩu phần ăn và tạo sự thoải mái cho bò sữa (chống stress, đặc biệt là stress nhiệt). Về lâu dài, các con giống đã được nhập khẩu hiện nay thích nghi tốt, khả năng cho sữa cao, sinh sản tốt là nền căn bản xây dựng đàn bò sữa cao sản, hạt nhân cho việc lai tạo các giống bò cao sản thích nghi tốt, cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi quy mô gia đình, trang trại nhỏ, phục vụ cho chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa của Việt Nam… Hiện tại, sản lượng sữa của các giống bò nhập nuôi tại các trang trại của Vinamilk trung bình đạt được 5.500 - 6.000 kg sữa/chu kỳ, nhiều con đạt trên 7.500 kg sữa/chu kỳ. Đây là sản lượng sữa của lứa 1 và hứa hẹn sẽ đạt cao hơn từ 15 - 20% trong lứa 2. Với mức sản lượng này, một bò sữa nhập sẽ hoàn vốn đầu tư và nuôi dưỡng trong 2 lứa sữa và tạo ra nguồn sữa nguyên liệu ổn định cho nhu cầu chế biến sữa tươi của công ty.

Sau đợt nhập bò này, trang trại Lâm Đồng sẽ tiếp tục nhập 2 đợt kế tiếp vào tháng 6 và tháng 8 với số lượng 400 - 500 con, nâng tổng số bò nhập cho trang trại Lâm Đồng dự kiến trong năm 2012 là 800 con bò cái mang thai và bò tơ.

Xây nhiều trang trại hiện đại

Hiện nay, Vinamilk đã xây dựng và đưa vào hoạt động các trang trại bò sữa hiện đại hàng đầu Việt Nam tại Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định và Lâm Đồng, với quy mô thiết kế là mỗi trang trại từ 2.000 - 3.000 con, tổng vốn đầu vốn đầu tư khoảng hơn 700 tỉ đồng (hơn 140 tỉ đồng cho mỗi trang trại). Theo kế hoạch phát triển giai đoạn 2012 - 2016, tổng đàn bò của các trang trại Vinamilk đến cuối năm 2012 đạt 9.500 con, đến năm 2015 sẽ đạt 25.500 con và năm 2016 sẽ tăng lên 28.000 con. Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016, Công ty Vinamilk tiếp tục làm việc với các địa phương để đầu tư xây dựng tiếp 4 trang trại tại Thanh Hóa, Tây Ninh, Đắk Nông, Hà Tĩnh, với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỉ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Đào Tạo Nghề Cho LĐNT Ở Mường Ảng Hiệu Quả Đào Tạo Nghề Cho LĐNT Ở Mường Ảng

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.

21/06/2013
Nghề Sản Xuất Cây Giống Ở Xã Phú Sơn (Bến Tre) Nghề Sản Xuất Cây Giống Ở Xã Phú Sơn (Bến Tre)

Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

22/06/2013
Tôm Hùm Giống Xuất Hiện Nhiều Ở Vùng Biển Nhơn Lý (Bình Định) Tôm Hùm Giống Xuất Hiện Nhiều Ở Vùng Biển Nhơn Lý (Bình Định)

Ngày 20.6, ông Nguyễn Đình Xuân – cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn (Bình Đinh) cho biết: Hơn một tuần qua, tôm hùm giống xuất hiện nhiều tại vùng biển ven bờ ở Nhơn Lý, thuyền của ngư dân chuyên làm mành tôm tập trung khai thác, một đêm mỗi thuyền khai thác được từ 30 – 100 con tôm hùm giống.

22/06/2013
Mô Hình Trồng Dừa Xiêm Lùn Hiệu Quả Kinh Tế Mô Hình Trồng Dừa Xiêm Lùn Hiệu Quả Kinh Tế

Dừa xiêm lùn là loại cây trồng thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu với sâu bệnh tốt, ngoài ra còn tạo cảnh quang, bảo vệ môi trường, che chắn gió bão,... Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.

22/06/2013
Trái Cây Bến Tre Và Ngày Hội Trái Cây Bến Tre Và Ngày Hội

“Nhiều mẫu mã trái cây khá đẹp nhưng chất lượng chưa cao. Nhà vườn cần đầu tư nhiều hơn nữa trong kỹ thuật chăm sóc”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhấn mạnh như thế trong buổi trao đổi với phóng viên Báo Đồng Khởi khi Ngày hội Cây - trái ngon, an toàn năm 2013 vừa khép lại.

22/06/2013