Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bơ Chín Muộn, Giá Trên 100.000 Đồng/kg Vẫn Cháy Hàng

Bơ Chín Muộn, Giá Trên 100.000 Đồng/kg Vẫn Cháy Hàng
Ngày đăng: 28/10/2014

Giống bơ nhập khẩu từ Mỹ được trồng thành công tại Đắk Lắk cho ra trái muộn có giá bán đắt gấp đôi bơ chính vụ, giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg nhưng vẫn đắt khách, khan hàng.

Từ đầu tháng 10, trung bình mỗi ngày cửa hàng chị Nguyễn Hương Giang (Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk) chuyển 70 - 100kg bơ ra thị trường Hà Nội tiêu thụ, với giá bán gần nhất là 105.000 đồng/kg. "Trước khách mua bao nhiêu có bấy nhiêu, nhưng giờ nguồn hàng ngày càng khan hiếm. Mấy hôm nay khách đặt rất đông nhưng shop chỉ có khoảng 40 - 50kg trái bán ra", chị Giang chia sẻ.

Chị cho biết, đây là giống bơ Booth nhập khẩu từ Mỹ, được người dân Đắk Lắk trồng thành công, chất lượng thơm ngon, cho trái đồng đều (2-3 trái/kg). Thời điểm này chỉ có bơ Booth cho trái nên nguồn cung khan hiếm, đẩy giá sản phẩm lên cao gấp đôi, gấp 3 giá bơ mùa.

Một chủ vườn tại huyện Krôngnăng xác nhận, giá bơ cuối mùa bán tại Đắk Lắk từ đầu tháng 10 khoảng 75.000 - 80.000 đồng/kg loại trái to, nhưng hiện đã lên tới 95.000 - 100.000 đồng/kg. Do bơ Booth hiện có giá quá cao, hàng lại khan nên sức tiêu thụ sản phẩm tại địa phương đã giảm, phần lớn các chủ vườn gom hàng để đổ buôn đi các nơi, tập trung ở TP.HCM và Hà Nội. Để chủ động nguồn cung, những chủ buôn nhập với số lượng khá lớn như chị Giang đã mở rộng khu vực mua gom bơ chín muộn tới Đà Lạt, nhưng số lượng không nhiều.

Chị Nguyễn Thanh Thủy (Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, bơ là loại quả được cả gia đình chị yêu thích, nhất là các con chị. Giá bơ sáp chị Thủy mua lẻ trong thời điểm chính vụ khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ cuối tháng 9 tới nay, giá tăng vọt gấp đôi khiến chị "xót ruột".

"Hơn trăm ngàn được 2 quả bơ làm được 2 cốc sinh tố là quá đắt. Tuy bơ Booth ngon nhưng giá cao quá nên giờ 1 tuần tôi chỉ dám mua 1 lần cho hai con ăn", chị Thủy cho biết.

Từ tháng 9 tới nay, cửa hàng trái cây sạch của vợ chồng anh Đinh Viết Hải trên phố Hàng Khoai, Hà Nội, nhờ bán giống bơ chín muộn nên có thêm nguồn khách. Anh Hải cho biết, bơ là loại quả lành, vì người trồng không phải phun bất cứ loại thuốc gì, lại thơm ngon bổ dưỡng nên người dân Hà Nội ngày càng yêu thích.

"Có khách mua quen kể với tôi là chỉ chờ tới dịp này để mua bơ Booth về ăn, dù phải chịu mức giá đắt gấp đôi gấp ba lần bơ giữa mùa. Bơ Booth quả tròn chứ không dài như các giống bơ khác, cơm dẻo, màu vàng đậm, mùi thơm mát, hạt không lỏng lẻo mà khá chắc, được nhiều khách hỏi mua.

Giá bán ra hiện là 100.000 đồng/kg quả nhỏ và 115.000 đồng/ kg loại cỡ 2 quả/kg". Trung bình mỗi ngày cửa hàng này bán được 30 - 40kg bơ. Chủ quán cho biết, do hàng ngày càng hiếm nên giá sẽ không chỉ dừng ở 115.000 đồng/kg mà còn tăng thêm.

Ngoài bán bơ trái vụ, một số cửa hàng tại Hà Nội bắt đầu rao bán cây bơ giống lai ghép với giá 35.000 - 45.000 đồng/kg. Việc này xuất phát từ nhu cầu trồng bơ lấy bóng mát và quả ăn của một số gia đình có diện tích đất vườn rộng tại thủ đô và các tỉnh lân cận.

Anh Trịnh Xuân Mười, chủ thương hiệu bơ tại Đắk Lắk chia sẻ, trồng cây bơ khá dễ, sau 3 năm sẽ cho ra trái đầu tiên, từ năm thứ 4, 5, cây bơ có thể cho trái đều, một số giống cây cho trái quanh năm.

Tuy nhiên, anh Mười cũng nhấn mạnh, người chọn mua cây bơ giống cần tìm tới nguồn cung đảm bảo chất lượng, nên chọn giống bơ lai ghép thay vì giống gieo hạt, để tránh tình trạng gặp phải giống cây đã bị thoái hóa, sản lượng quả kém, chất lượng trái không ngon.


Có thể bạn quan tâm

Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trồng bắp vì 2 mục tiêu chiến lược Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trồng bắp vì 2 mục tiêu chiến lược

Từ nghịch lý của ngành lúa gạo ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang tăng “nóng”, nông dân đang phải “chăn nuôi heo, gà bằng đồng ngoại tệ”... Bộ NN-PTNT cho rằng, đề xuất Việt Nam chủ động đẩy mạnh trồng bắp (ngô) và tăng diện tích chuyển đổi từ lúa sang bắp sẽ giúp hạn chế được hai vấn đề quan trọng: giảm dần phụ thuộc nhập khẩu TACN và ứng phó với hạn hán ngày càng khốc liệt.

27/07/2015
Tỷ phú nuôi lợn nhờ áp dụng khoa học công nghệ Tỷ phú nuôi lợn nhờ áp dụng khoa học công nghệ

Đến xóm 2, xã Kim Mỹ (Kim Sơn - Ninh Bình), hỏi bác Tân, cô chủ cửa hàng kim hoàn nói luôn: “Bác Tân lợn nái à, anh đi thẳng, hơn 500 mét nữa, đến ngôi nhà kiểu mới, vừa xây là nhà bác Tân”. Gia đình bác Trịnh Duy Tân là địa chỉ nhiều người gần xa đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.

27/07/2015
Nuôi bồ câu an toàn Nuôi bồ câu an toàn

Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...

27/07/2015
Nghề ấp nở gia cầm ở Lương Phú (Thái Nguyên) Nghề ấp nở gia cầm ở Lương Phú (Thái Nguyên)

Cơ sở ấp trứng gia cầm của gia đình chị Dương Thị Thư, ở xóm Việt Ninh, xã Lương Phú (Phú Bình - Thái Nguyên) mỗi năm cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng

27/07/2015
Tiền Giang khuyến cáo nông dân thả tôm giống vụ nuôi cuối năm Tiền Giang khuyến cáo nông dân thả tôm giống vụ nuôi cuối năm

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

27/07/2015