Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bỏ Bớt Lúa, Tăng Ngô Và Đậu Nành

Bỏ Bớt Lúa, Tăng Ngô Và Đậu Nành
Ngày đăng: 13/07/2013

Ngày 11.7, tại Đồng Tháp, Cục Trồng trọt - Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở các tỉnh Nam Bộ.

Chăn nuôi, trồng trọt đều gặp khó

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, ngành sản xuất lúa gạo của nước ta đang gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ hẹp, giá gạo xuất khẩu liên tục giảm. Bên cạnh đó, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng.

Nguyên nhân là do 60% nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc (bắp, đậu nành) phải nhập từ nước ngoài. Hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ 1,5 – 1,6 triệu tấn bắp hạt, 2,4 triệu tấn khô dầu đậu nành, 600.000 tấn hạt đậu nành và một số nguyên liệu khác. Tổng ngoại tệ chi cho việc nhập khẩu ước đạt gần 3 tỷ USD gần tương đương với tổng kim ngạch xuất khẩu gạo.

Trước sự đối lập giữa trồng trọt và chăn nuôi, Bộ NNPTNT đã xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa hiện nay, nhất là đất lúa kém hiệu quả là xu thế tất yếu để phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân và bắp (ngô) lai và đậu nành là 2 loại cây trồng chính trong chiến lược này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Dương cũng cho rằng việc giảm lúa, chuyển sang trồng các loại cây màu là nhu cầu bức xúc của rất nhiều người dân tại ĐBSCL.

Gắn với nhu cầu thị trường

Theo ông Phạm Văn Dư – Cục Phó Cục Trồng trọt, vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây ngô và cây đậu nành. Hiện nước ta đang thiếu ít nhất là 1,7 triệu tấn ngô hạt mỗi năm, vì vậy mục tiêu đến năm 2020 sẽ nâng sản lượng ngô hạt từ 6 triệu tấn lên 7,5 triệu tấn. Hướng chuyển đổi là tiếp tục ổn định diện tích đất lúa tưới tiêu chủ động để sản xuất 2 vụ ăn chắc bên cạnh việc hình thành vùng sản xuất hàng hoá ngô, đậu nành. Vùng chuyển đổi thâm canh ngô có thể đạt đến 150.000ha, đối với đậu nành khoảng 350.000ha tương đương 700.000 tấn.

Các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cho rằng, phải hết sức thận trọng khi triển khai trên diện rộng, quy mô lớn thì phải hết sức thận trọng, đặc biệt là phải đảm bảo đầu ra, nếu không hậu quả mà nông dân phải gánh chịu còn nặng nề hơn rất nhiều so với trồng lúa. Ông Phạm Văn Bên – Ủy viên Thường vụ Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May (Đồng Tháp) thì lại quan ngại về khả năng cạnh tranh của đậu nành trong nước so với các nước đã có kỹ thuật sản xuất và chế biến đậu nành tiên tiến trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT - Vũ Văn Tám khẳng định: Đây là thời điểm bức xúc, cấp bách và thời cơ chín muồi nhất để thực hiện việc chuyển đổi cây trồng ở khu vực Nam Bộ. “Các địa phương phải tổ chức lại sản xuất, xác định vùng nào có điều kiện tự nhiên phù hợp với từng loại giống để đưa ra cơ cấu giống cho phù hợp và xác định diện tích chuyển đổi mỗi địa phương là bao nhiêu; tạo bước đột phá về khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học để giảm giá thành sản xuất.

Các sở NNPTNT chủ động tham mưu tốt cho lãnh đạo địa phương triển khai thực hiện tốt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả” - Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo.


Có thể bạn quan tâm

Khảo Nghiệm Một Số Chế Phẩm Kích Thích Sinh Trưởng Trên Cây Rau Cải Khảo Nghiệm Một Số Chế Phẩm Kích Thích Sinh Trưởng Trên Cây Rau Cải

Cùng lúc thực hiện kiểm nghiệm tại Quảng Ngãi, Cục Bảo vệ Thực vật còn thử nghiệm tại Hà Nội và TP HCM. Tại Quảng Ngãi, diện tích được thử nghiệm trên 1.000 mét vuông, được thực hiện trên 3 loại thuốc kích thích, trong đó có một loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng của Bộ NN-PTNT, 2 loại thuốc ngoài danh mục có xuất xứ từ Trung Quốc là GA3 và 920; thuốc có trong danh mục sử dụng là thuốc An Khang do Cty TNHH Trường Thịnh, tỉnh Lạng Sơn sản xuất.

13/07/2012
Tôm Chân Trắng Ấn Độ Thâm Nhập Vào Nhật Bản Và Thay Thế Tôm Sú Tôm Chân Trắng Ấn Độ Thâm Nhập Vào Nhật Bản Và Thay Thế Tôm Sú

Cho đến gần đây, tôm chân trắng phục vụ cho các nhà hàng sushi băng chuyền bình dân và trong các món ăn Trung Quốc chủ yếu được NK từ Thái Lan. Tuy nhiên, mùa thu năm nay, một số chuỗi siêu thị Nhật Bản đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của Ấn Độ do lợi thế về kích cỡ và giá

01/01/2012
Để Cây Cam Sành Phát Triển Một Cách Bền Vững Để Cây Cam Sành Phát Triển Một Cách Bền Vững

Cam sành là một trong những cây ăn trái chủ lực, thế mạnh của huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Do lợi nhuận khá cao từ cây cam sành, các hộ nông dân đã ồ ạt trồng cây cam sành. Việc phát triển cây cam sành một cách tự phát, sử dụng những giống cây trôi nổi, không theo quy hoạch đã làm cho dịch bệnh tràn lan, có nguy cơ sẽ xóa sổ cây cam sành trong vài năm tới. Do đó các ngành nông nghiệp tỉnh cùng các nhà khoa học và nông dân đang tìm giải pháp để khôi phục và phát triển cây cam sành.

24/09/2012
Khẩn Trương Phòng Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Khẩn Trương Phòng Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa

Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.

15/07/2012
Dịch Bệnh Tôm Gia Tăng Dịch Bệnh Tôm Gia Tăng

Về vùng nuôi tôm Công Lương, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) vào những ngày cuối tháng 4 này, chúng tôi được biết vấn đề thời sự của người dân ở đây là nạn dịch tôm đang hoành hành. Trước đây, vùng nuôi tôm Công Lương chưa bao giờ bị dịch bệnh vì cơ sở hạ tầng nuôi tôm nơi đây được Nhà nước đầu tư khá tốt, tính cộng đồng trong nuôi tôm cũng được người nuôi thực hiện chu đáo.

15/07/2012