Bloomberg dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh

Trong bài viết về kinh tế Việt Nam mới đây, hãng tin Bloomberg cho biết, dẫn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII cho biết, dự báo kinh tế trong nước sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo đó, Chính phủ Việt Nam dự kiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ đạt 6,7% vào năm 2016, tăng lên so với mức 6,5% ước đạt trong năm nay.
Tăng tốc GDP
Trong 5 năm tới (2016 đến năm 2020), Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 6,5% - 7%/năm.
Lạm phát dự kiến đạt 2% trong năm nay, thấp nhất trong 15 năm qua, Thủ tướng nhấn mạnh.
Quá trình tái cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước còn chậm.
Boomberg trích phát biểu của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm tới sẽ là tốc độ tăng nhanh nhất trong vòng 9 năm trở lại đây.
Mức tăng trưởng này được hỗ trợ bởi xuất khẩu và các dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chảy mạnh vào Việt Nam.
Tuy nhiên, hãng tin này cũng nhận định, một đám mây u ám đang bao phủ lên bức tranh kinh tế Việt Nam.
Đó là vấn đề nợ công tăng nhanh và thất bại của chính phủ trong việc đạt được mục tiêu tư nhân hóa 289 doanh nghiệp nhà nước trong năm 2015.
Chính phủ Việt Nam dự kiến bán cố phiếu của khoảng 200 doanh nghiệp nhà nước trong năm 2015, đồng thời giảm thâm hụt ngân sách 4,95% của GDP từ nay đến cuối năm.
Cải cách kinh tế
Bloomberg cho rằng quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam diễn ra với tốc độ chậm.
Hãng tin này trích lới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
“Tái cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp còn chậm và thiếu các mục tiêu cụ thể.
Ổn định kinh tế vĩ mô chưa bền vững với mức thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh.
Thủ tướng cũng cho biết, bất chấp các khó khăn, chính phủ Việt Nam vẫn duy trì cam kết tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Lãnh đạo chính phủ kỳ vọng sau khi được tư nhân hóa, các công ty sẽ có khả năng tài chính mạnh hơn, quản trị doanh nghiệp tốt và hiệu quả hơn.
Theo Bloomberg, các báo cáo tài chính của 2.400 doanh nghiệp sau một năm cổ phần hóa cho thấy doanh thu tăng 34% và lợi nhuận sau thuế tăng 99,9%.
Tăng trưởng tín dụng năm 2015 được dự báo đạt khoảng 17% - mức cao nhất kể từ năm 2011.
Có thể bạn quan tâm

Từ lâu đã được nghe về năng lực và hiệu quả của việc sản xuất ngao giống tại Nam Định nhưng phải đến bây giờ, chúng tôi mới có điều kiện để đích thị đến thăm cở sở sản xuất của anh Nguyễn Văn Cửu ở xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy. Tin đồn quả không sai!

Hơn tháng qua, giá trứng cút liên tục giảm khiến cho người nuôi ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) gặp khó khăn; nhiều hộ phải giảm đàn, bỏ trống chuồng.

Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford - Anh quốc vừa phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và Chi cục thú y Đồng Tháp tổ chức chương trình Hội thảo kỹ năng chăn nuôi và dự phòng lây nhiễm bệnh trên động vật. Trên 60 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Châu Thành tham gia.

Ở xã chuyên canh nhãn Nhị Quí (Cai Lậy - Tiền Giang), ngoài vườn cây ăn trái, nhiều hộ dân đã gắn bó lâu năm với nghề nuôi ong lấy mật. Nuôi ong chi phí đầu tư không cao, đem lại thu nhập khá nếu nắm vững kỹ thuật chăm sóc và có niềm đam mê với nghề.

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn xã Chí Hòa (Hưng Hà - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình nuôi cá rô đồng của ông Bùi Văn Tài, thôn Vị Giang là một điển hình. Nhờ nuôi cá rô đồng mà đến nay gia đình ông Tài đã thoát nghèo, vươn lên khá giả.