Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận

Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận
Ngày đăng: 29/01/2015

Thời gian qua, chương trình xã hội hóa giống lúa đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ, làm thay đổi nhận thức của người nông dân trong việc sử dụng giống lúa xác nhận để sản xuất, thay dần tập quán sử dụng lúa vụ trước làm giống cho vụ sau.

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh Bình Thuận hàng năm trên 100 ngàn ha, năng suất bình quân năm 2014 là 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 659 ngàn tấn. Vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh.
Đến nay, có khoảng 87% diện tích sản xuất lúa tại các huyện trọng điểm đã sử dụng giống lúa xác nhận, đặc biệt các huyện Tánh Linh, Bắc Bình, Tuy Phong tỷ lệ này đạt 90 – 99%. Đây là kết quả nổi bật nhất trong chương trình xã hội hóa giống lúa trong thời gian qua.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 23 cơ sở và một số xã trong tỉnh tổ chức sản xuất lúa giống và cung ứng giống với khối lượng sản xuất trong 5 năm (từ 2010 - 2014) đạt khoảng 29.859 tấn giống lúa xác nhận. Trong đó, do chương trình xã hội hóa giống lúa cung ứng hơn 5 ngàn tấn, chủ lực là các đơn vị như Trung tâmGiống cây trồng Bình Thuận; Trạm thực nghiệm giống cây trồng Bắc Bình và 13 hợp tác xã, tổ sản xuất tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh.
Ngoài ra, còn một số đơn vị sản xuất ngoài tỉnh tham gia sản xuất cung ứng giống lúa như Công ty CP giống cây trồng Đông Nam, Công ty CP giống cây trồng Nha Hố, Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Bình Thuận… Thực hiện chương trình xã hội hóa giống lúa, 5 năm qua, các địa phương đã thực hiện sản xuất giống lúa xác nhận trên diện tích khoảng 1.128 ha với sản lượng thu được trên 5 ngàn tấn giống.
Có thể nói, chương trình xã hội hóa góp phần làm thay đổi nhận thức của người nông dân trong việc sản xuất lúa hàng hóa. Tác động của công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo kỹ thuật sản xuất lúa nâng dần trình độ và tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Cùng với đó, kết hợp với việc sử dụng giống lúa xác nhận trong sản xuất đã góp phần tăng năng suất lúa từ 49 tạ/ha năm 2009 lên 56,3 tạ/ha năm 2014.
Việc sử dụng giống lúa xác nhận và các giống mới trong sản xuất còn làm giảm áp lực sâu bệnh hại trên cây lúa, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả trong việc sản xuất lúa và tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, hiện chương trình xã hội hóa giống lúa trên địa bàn tỉnh vẫn còn không ít khó khăn. Mặc dù, diện tích sản xuất giống lúa hàng năm có tăng nhưng không đáng kể, số địa phương tham gia thực hiện chương trình chưa được nhiều.
Diện tích sản xuất giống lúa xác nhận chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, còn nhỏ lẻ chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung. Giống lúa nguyên chủng cung cấp cho chương trình còn hạn chế về chủng loại và số lượng nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu giống của một số địa phương…


Có thể bạn quan tâm

Giữ Rừng Ở Mường Pồn Giữ Rừng Ở Mường Pồn

Chuyển biến tích cực đó là nhờ chú trọng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 năm 2010 của Chính phủ. Người dân Mường Pồn đều ý thức được việc giữ rừng để hưởng lợi từ rừng.

26/09/2014
Gian Nan Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Gian Nan Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng

Ngay sau đó, Cục BVTV phối hợp với các địa phương triển khai công tác hỗ trợ nông dân phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn với tổng kinh phí trên 173 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương chi hơn 122 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 51 tỉ đồng.

26/09/2014
Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng GAP Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng GAP

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên vườn cây, ao cá theo hướng sản xuất an toàn, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần tạo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững đã và đang được người dân ở thị xã Ngã Bảy thực hiện. Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy cũng đã triển khai mô hình trồng cam sành trên diện tích 15ha và nuôi cá tra 5ha theo tiêu chuẩn VietGAP.

26/09/2014
Nông Dân Và Doanh Nghiệp Đều Gặp Khó Nông Dân Và Doanh Nghiệp Đều Gặp Khó

Hiện nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh đang bước vào thu hoạch niên vụ mía đường năm 2014-2015. Tuy nhiên, với sản lượng đường tồn kho khá lớn tại các nhà máy, giá thu mua mía nguyên liệu thấp, từ đó khiến nhà máy và nông dân đều gặp khó.

26/09/2014
Bình Quân Một Trang Trại Ở Yên Lập Mới Đạt Doanh Thu Trên 1,5 Tỷ Đồng Bình Quân Một Trang Trại Ở Yên Lập Mới Đạt Doanh Thu Trên 1,5 Tỷ Đồng

Sau một thời gian phát triển, đến nay huyện Yên Lập mới có 10 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27/2011/TT-BNN&PTNT; trong đó có 2 trang trại tổng hợp và 8 trang trại chăn nuôi. Qua khảo sát, tổng hợp, vốn đầu tư của các trang trại đến giữa năm 2014 đạt 16,72 tỷ đồng, gồm gần 9 tỷ vốn tự có và hơn 7,8 tỷ đồng vốn vay; doanh thu từ trang trại năm qua đạt 15,657 tỷ đồng, bình quân 1,56 tỷ đồng/trang trại.

26/09/2014