Bình Thuận Sản Xuất Thanh Long VietGAP Đạt Trên 99% Kế Hoạch Năm

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã trồng mới 1.968 ha thanh long. Các huyện có diện tích trồng mới thanh long nhiều gồm huyện Bắc Bình 520 ha, Hàm Thuận Nam 499 ha, La Gi 351 ha và Hàm Thuận Bắc 280 ha. Nâng tổng diện tích thanh long toàn tỉnh đến cuối tháng 6/2014 đạt 22.470 ha.
Thực hiện sản xuất thanh long an toàn tính đến nay toàn tỉnh có 7.467 ha/400 tổ chức, cá nhân/8.691 hộ được cấp giấy chứng nhận thanh long VietGAP, đạt 99,14% kế hoạch tỉnh giao năm 2014.
Đáng lưu ý trong số diện tích thanh long được cấp giấy chứng nhận VietGAP, có 1.485 ha/91 cơ sở/1.761 hộ sản xuất thanh long đã hết thời hạn nhưng không đăng ký cấp lại chứng nhận VietGAP.
Có thể bạn quan tâm

Trang trại Phong Thúy và 6 trang trại “vệ tinh” ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã “Việt hóa” thành công công nghệ chăm sóc cà chua từ châu Âu và châu Úc, đạt giá trị sản xuất từ 1,5 - 2 tỷ đồng/ha/năm.

Rau VietGAP Thuận Nghĩa xuất hiện trên thị trường tỉnh Bình Định từ năm 2011. Đây là sản phẩm của 3 nhóm nông dân cùng sở thích sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn).

Như Dân Việt đã phản ánh, từ khoảng đầu tháng 2 vừa qua, tại khu vực hồ chứa Nước Trong, nằm trên địa bàn 2 xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà và xã Trà Thọ, huyện Tây Trà xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, với số lượng ước tính hàng tấn, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống hàng chục hộ dân trong vùng.

Ngày 4.3, Chi cục Thuỷ sản TP.Đà Nẵng cho hay: Chuyến đi biển đầu tiên sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, ngư dân của thành phố đã trúng đậm khi đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa.

Xuân Thới Thượng là một trong những xã điểm về xây dựng nông thôn mới (NTM) của TP.HCM. Những năm qua, Hội Nông dân xã đã có nhiều chương trình hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.