Bình Thuận hỗ trợ ngư dân đóng mới và nâng cấp 134 tàu cá

Tính đến ngày 17/9, số lượng đăng ký đóng mới, nâng cấp được UBND tỉnh phê duyệt là 134 tàu cá; trong đó có 15 tàu cá đã được Ngân hàng NN-PTNT giải ngân với số tiền gần 60 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Hữu Long, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, tính đến ngày 17/9, tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá cho 134 tàu cá; trong đó đóng mới 101 chiếc (75 tàu vỏ gỗ, 20 tàu vỏ thép, 6 tàu vật liệu mới); nâng cấp cải hoán 33 chiếc.
Về cơ cấu nghề nghiệp tàu đóng mới có 15 tàu dịch vụ hậu cần và 86 tàu khai thác.
Để tạo thuận lợi cho bà con ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu cá, Sở cũng đã khảo sát và công bố danh sách 11 cơ sở có đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ trên địa bàn tỉnh; trong đó tàu dưới 400 CV có 5 cơ sở và tàu từ 400 CV trở lên có 6 cơ sở.
Vấn đề vay vốn đóng mới tàu cá cũng được tỉnh đôn đốc triển khai sớm cho ngư dân. Đến nay, đã có 15 tàu cá được Ngân hàng NN-PTNT giải ngân với số tiền hơn 60 tỷ đồng; trong đó huyện đảo Phú Quý có 10 chiếc và thị xã La Gi 5 chiếc.
Có thể bạn quan tâm

Thanh Long ruột đỏ có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm nay nhưng mới bắt đầu trồng quy mô ở các tỉnh: Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh và một số ít ở TP Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, vùng Bảy Núi tỉnh An Giang… bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khích lệ. Giống cây ăn trái nầy còn có tên là thanh long Nữ Hoàng, tên khoa học là Hylocereus.

Từ lâu Bình Thuận được biết đến như “thủ phủ” của trái thanh long. Không chỉ diện tích lớn mà chất lượng trái thanh long cũng hơn hẳn các nơi khác. Tuy nhiên vài năm trở lại đây trái thanh long Bình Thuận đang mất dần vị trí “độc tôn”

Ngày 11-10, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội thảo phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, bền vững”.

Không giống như phần lớn nông dân chọn trồng cây cao su, điều, tiêu, gia đình anh Ngô Văn Ai ở ấp 6, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) lại chọn mô hình trồng xoài xen chanh bông tím mang lại hiệu quả cao gần chục năm nay.

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở lươn đồng giai đoạn giống, giai đoạn nuôi thương phẩm và các biện pháp phòng, trị bệnh”. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 886,5 triệu đồng, từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ.