Bình Thuận hỗ trợ ngư dân đóng mới và nâng cấp 134 tàu cá

Tính đến ngày 17/9, số lượng đăng ký đóng mới, nâng cấp được UBND tỉnh phê duyệt là 134 tàu cá; trong đó có 15 tàu cá đã được Ngân hàng NN-PTNT giải ngân với số tiền gần 60 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Hữu Long, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, tính đến ngày 17/9, tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá cho 134 tàu cá; trong đó đóng mới 101 chiếc (75 tàu vỏ gỗ, 20 tàu vỏ thép, 6 tàu vật liệu mới); nâng cấp cải hoán 33 chiếc.
Về cơ cấu nghề nghiệp tàu đóng mới có 15 tàu dịch vụ hậu cần và 86 tàu khai thác.
Để tạo thuận lợi cho bà con ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu cá, Sở cũng đã khảo sát và công bố danh sách 11 cơ sở có đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ trên địa bàn tỉnh; trong đó tàu dưới 400 CV có 5 cơ sở và tàu từ 400 CV trở lên có 6 cơ sở.
Vấn đề vay vốn đóng mới tàu cá cũng được tỉnh đôn đốc triển khai sớm cho ngư dân. Đến nay, đã có 15 tàu cá được Ngân hàng NN-PTNT giải ngân với số tiền hơn 60 tỷ đồng; trong đó huyện đảo Phú Quý có 10 chiếc và thị xã La Gi 5 chiếc.
Có thể bạn quan tâm

Phương thức gieo sạ hàng trong sản xuất lúa là một tiến bộ kỹ thuật với ưu thế giảm phần lớn công lao động nặng nhọc từ khi gieo mạ, cấy, lượng thóc giống, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa 7-10 ngày, năng suất tăng 10-15%... so với phương thức cấy truyền thống.

Với giá bán đầu ra khoảng 9.000 đồng/kg, năng suất 4 tấn/sào, đã có hộ trồng dưa hấu ở Cam Lâm (Khánh Hòa) lãi hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, giá dưa bán tại ruộng đang hạ dần nên khả năng lãi lớn chỉ đến với những người bán sớm.

Giá xoài cát Hòa Lộc loại 1 và bưởi da xanh khoảng 55.000 đồng/kg; cam xoàn loại 1: 35.000-40.000 đồng/kg; bưởi Năm Roi và cam sành khoảng 25.000- 30.000; cam mật 15.000 đồng/kg…

Các ý kiến tại hội nghị khẳng định sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa, gạo, thủy sản là tiềm năng, lợi thế chủ yếu và là động lực chính để phát triển KT-XH vùng ĐBSCL và đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp lớn cho xuất khẩu.

Được biết năm nay, huyện Lục Ngạn tập trung mở rộng diện tích sản xuất vải thiều VietGAP lên 8.500 ha ở 30 xã, thị trấn, tăng 1.000 ha so với năm ngoái.