Bình Thuận Giám Sát Độc Tố Trên Các Loại Sò Biển

Nguyên nhân nhuyễn thể 2 mảnh vỏ bị nhiễm độc tố Lipophilic như thời gian qua là do chúng ăn phải các loài tảo độc có trong nước biển.
Chi cục Quản lý Nông lâm và Thủy sản tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục lấy mẫu và tăng cường giám sát, theo dõi tình hình nhiễm độc của các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ thu hoạch trên vùng biển địa phương.
Trước đó, ngày 19/10, Cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam Bộ đã thông báo: kiểm tra 10 mẫu kiểm tra sò lông, sò điệp của tỉnh Bình Thuận có nhiễm Lipophilic - một loại độc tố gây tiêu chảy, không đạt tiêu chuẩn chế biến thực phẩm xuất khẩu vào châu Âu.
Nguyên nhân nhuyễn thể 2 mảnh vỏ bị nhiễm độc tố Lipophilic như thời gian qua là do chúng ăn phải các loài tảo độc có trong nước biển.
Từ đó đến nay, Chi cục Quản lý Nông lâm và Thủy sản Bình Thuận đã ngừng cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể 2 mảnh vỏ cho các vùng thu hoạch ở Tuy Phong, Phan Thiết và Hàm Tân.
Hiện cơ quan này tiếp tục tăng cường giám sát an toàn thực phẩm vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, định kỳ hằng tuần lấy mẫu nhuyễn thể và mẫu nước biển gửi Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam Bộ kiểm tra độc tố theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Tận dụng lợi thế vùng vịnh và các khu vực ven biển, những năm gần đây người dân và doanh nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa đã chọn nuôi nhiều đối tượng cá biển đa dạng và phong phú như: cá chẽm, cá mú, cá bớp, cá hồng, cá chim trắng…

Cánh cửa xuất khẩu thu hẹp lại khiến cho những người nuôi tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long phải treo ao nhằm tránh thua lỗ.

Có thể sau một đêm đánh bắt, mỗi tàu cá khai thác vùng biển gần bờ có thể kiếm được gần trăm triệu đồng. Trúng cá, giá nhiên liệu lại giảm, cuộc sống ngư dân dường như dễ thở hơn...

Từ đầu năm đến nay, những hộ nuôi cá bán tại các chợ rất phấn khởi vì giá cá luôn ở mức cao.
Chiều ngày 14/9, Công an huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp xác nhận, hướng đi TP.Cao Lãnh đến huyện Hồng Ngự, đã tông vào bè nuôi cá, gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng.