Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Thuận dự kiến cung cấp 20 tỷ con tôm giống trong năm nay

Bình Thuận dự kiến cung cấp 20 tỷ con tôm giống trong năm nay
Ngày đăng: 10/09/2015

Để đảm bảo chất lượng tôm giống, Chi cục Thủy sản Bình Thuận đã tiến hành giám sát chặt chẽ ở 3 khâu: quản lý đầu vào (tôm bố mẹ, thức ăn, thuốc thú y và các sản phẩm xử lý cải tạo môi trường); quản lý quá trình sản xuất và đầu ra.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 151 cơ sở sản xuất tôm giống (chủ yếu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú), tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong. Phần lớn các cơ sở kinh doanh tôm giống đều được xây dựng quy mô lớn và không ngừng mở rộng sản xuất.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hiệp hội tôm Bình Thuận, hiện nay diện tích nuôi tôm giống ngày càng thu hẹp, không đủ phát triển số lượng, chất lượng, thể tích nuôi tôm giống trên địa bàn mới chỉ đạt hơn 50.000m3, không đủ để cung cấp cho thị trường vốn đang thiếu tôm giống như hiện nay.

Qua khảo sát ý kiến từ các doanh nghiệp sản xuất tôm giống, giải pháp để duy trì lợi thế, tăng nguồn thu từ tôm giống là tìm cách hình thành một vùng sản xuất tôm giống tập trung, vùng nuôi công nghiệp cho các doanh nghiệp lớn. Nhưng đến nay việc quy hoạch mới vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh vẫn chưa hoàn thành.

Hiện nay, nhu cầu con giống ngày một tăng, nguồn tôm bố mẹ phụ thuộc vào việc nhập từ Mỹ, Thái Lan, Australia… do đó giá thành nhập khẩu tôm giống rất cao. Chính vì vậy, việc chủ động sản xuất tôm giống bố mẹ luôn được các doanh nghiệp trong tỉnh quan tâm.

Tuy nhiên để làm việc này cần kinh phí lớn, trong khi đó, điều kiện sản xuất tôm bố mẹ chưa an toàn do việc quy hoạch vùng nuôi tôm chưa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, việc phát triển tôm giống sẽ bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường biển và khói bụi của dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân tại huyện Tuy Phong.

Ông Huỳnh Thanh Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cho biết, để tháo gỡ khó khăn, tỉnh đang triển khai một khu quy hoạch nuôi tôm giống tại xã Chí Công với diện tích 157ha để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Quy hoạch này sẽ giải quyết dứt điểm việc chồng lấn giữa quy hoạch nuôi tôm giống và quy hoạch phát triển du lịch để tạo điều kiện khai thác tốt nhất hai ngành nhiều tiềm năng này. Dự kiến cuối năm 2015 tỉnh sẽ hoàn thành quy hoạch này, tuy nhiên việc triển khai này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh phí.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đang muốn mở rộng xây dựng trên diện tích lớn nên vùng quy hoạch này chưa đáp ứng đủ yêu cầu của tất cả doanh nghiệp.

Trong 5 năm gần đây (2011 - 2015), nghề nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là sản xuất tôm giống ở Bình Thuận có bước phát triển mạnh, chiếm tới gần 70% lượng tôm giống cung cấp cho thị trường trong cả nước.

Năm 2014, sản lượng tôm giống Bình Thuận đạt 28 tỷ con giống (tôm sú giống là 2 tỷ con, tôm thẻ chân trắng giống là 26 tỷ con).


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Chiếm Hơn 60% Cơ Cấu Nuôi Trồng Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Chiếm Hơn 60% Cơ Cấu Nuôi Trồng

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, đến nay, diện tích nuôi tôm chân trắng đã vượt gần 2.780ha, chiếm hơn 60% cơ cấu nuôi trồng thủy sản.

24/04/2014
Quảng Nam Quy Hoạch Vùng Nuôi Tôm Chân Trắng Ven Biển Quảng Nam Quy Hoạch Vùng Nuôi Tôm Chân Trắng Ven Biển

UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt quy hoạch ngắn hạn vùng nuôi tôm chân trắng lót bạt ven biển tại 2 huyện Thăng Bình và Núi Thành giai đoạn 2014-2018.

24/04/2014
Ngư Dân Phú Yên Trúng Lớn Cá Ngừ Ngư Dân Phú Yên Trúng Lớn Cá Ngừ

Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Phú Yên khai thác trên 1.900 tấn cá ngừ đại dương, gần bằng 42% sản lượng của cả năm 2013. Đặc biệt, trong hai tuần qua, ngư dân Phú Yên trúng lớn cá ngừ đại dương với khoảng 70% tàu cá có lãi. Mỗi chuyến biển dài ngày, một tàu cá đánh bắt được bình quân từ 1,5 đến ba tấn cá ngừ, sau khi trừ chi phí, mỗi tàu thu lãi từ 100 đến 170 triệu đồng. Nhờ vậy mà mỗi thuyền viên đi biển trong khoảng thời gian một tháng cũng có thu nhập từ năm đến sáu triệu đồng.

24/04/2014
Ứng Dụng Kỹ Thuật Trong Chế Biến, Bảo Quản Nông Sản Ứng Dụng Kỹ Thuật Trong Chế Biến, Bảo Quản Nông Sản

Ngày 4/4, tại Vĩnh Long, hội thảo về “Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long” được Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long phối hợp với các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia ở Malaysia tổ chức.

24/04/2014
Anh Sơn Phát Huy Lợi Thế Từ Cây Ngô Anh Sơn Phát Huy Lợi Thế Từ Cây Ngô

Anh Sơn là huyện có diện tích ngô lớn nhất tỉnh, với 3.200 ha được sản xuất 2 vụ chính trong năm và khoảng 1.000 ha ngô vụ 3, tổng sản lượng thu hoạch hàng năm hơn 30.500 tấn ngô hạt. Với tiềm năng này, ngô Anh Sơn không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho địa bàn nội huyện mà còn xuất bán ra các địa phương khác, đem lại nguồn thu đáng kể cho nông dân.

24/04/2014