Bình Phước Bệnh Vàng Rụng Lá, Nấm Hồng Trên Cây Cao Su Có Xu Hướng Tăng

Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, thời gian qua, các bệnh hại trên cây cao su như: Rệp vảy, vàng rụng lá, nấm hồng, héo đen đầu lá... gây hại phổ biến ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Diện tích rệp vảy gây hại là 326 ha, trong đó mức độ nhẹ 241 ha, trung bình 85 ha. Bệnh hại tập trung chủ yếu ở huyện Hớn Quản (200 ha), Bù Đăng (126 ha)...
Hiện diện tích cây cao su bị bệnh vàng rụng lá gây hại là 406 ha, trong đó mức độ nhẹ 246 ha, trung bình 160 ha. Diện tích bệnh nấm hồng gây hại 428 ha, trong đó mức độ nhẹ 293 ha, trung bình 135 ha.
Dự báo trong thời gian tới rệp vảy có xu hướng giảm nhẹ do mưa nhiều nhưng bệnh vàng rụng lá, nấm hồng có thể tăng nhanh trong tuần cuối tháng 7 này.
Trước tình hình đó, Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người trồng cao su tập trung theo dõi các bệnh hại như: Vàng rụng lá, nấm hồng, rệp vảy, héo đen đầu lá... Đặc biệt, bệnh vàng rụng lá corynespora có chiều hướng diễn biến bất thường.
Nông dân chú ý kiểm tra vườn và có biện pháp phòng trừ như sử dụng thuốc gốc Hexaconazole (Anvil 5SC, Saizole 5SC, Vivil 5SC...), thuốc gốc Carbendazim (Vicarben 50SC, Carbenzim 500 FL, Carbenvil 50SC, Carban 50SC, Benzimidine 50SC...) hoặc các loại thuốc phối trộn sẵn gốc Carbendazim và gốc Hexaconazole (Casuvin 250SC, Vixazol 275 SC, Arivit 250 SC...).
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây, nông dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang như “ngồi trên đống lửa”, bởi hàng ngàn hécta trồng ổi của địa phương đang rơi vào tình cảnh rớt giá thê thảm.

Lô vải quả tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được đưa đến Canada tối 10/6 bằng đường hàng không.

Chỉ trong vòng 10 năm, Hà Tĩnh đã phát triển tương đối hoàn chỉnh ngành chăn nuôi lợn siêu nạc (LSN) có quy mô lớn nhất miền trung. Đây được xem là chuỗi phát triển đồng bộ và khép kín từ khâu sản xuất con giống, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò hay còn gọi là mô hình 2 B “bắp-bò” là một trong những mô hình được người dân áp dụng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa. Bởi đặc điểm của loại hoa màu này là thời gian sinh trưởng khá ngắn, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ.

Nắng nóng kéo dài, cỏ trồng bị héo úa, người dân ở các xã ven biển huyện Tuy An (Phú Yên) phải đào ao lấy nước tưới cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn cho bò. Có gia đình đầu tư hệ thống tưới nước tự động bằng béc (vòi phun) tưới cỏ để có thức ăn cho bò trong mùa nắng hạn.