Bình Phước Bệnh Vàng Rụng Lá, Nấm Hồng Trên Cây Cao Su Có Xu Hướng Tăng

Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, thời gian qua, các bệnh hại trên cây cao su như: Rệp vảy, vàng rụng lá, nấm hồng, héo đen đầu lá... gây hại phổ biến ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Diện tích rệp vảy gây hại là 326 ha, trong đó mức độ nhẹ 241 ha, trung bình 85 ha. Bệnh hại tập trung chủ yếu ở huyện Hớn Quản (200 ha), Bù Đăng (126 ha)...
Hiện diện tích cây cao su bị bệnh vàng rụng lá gây hại là 406 ha, trong đó mức độ nhẹ 246 ha, trung bình 160 ha. Diện tích bệnh nấm hồng gây hại 428 ha, trong đó mức độ nhẹ 293 ha, trung bình 135 ha.
Dự báo trong thời gian tới rệp vảy có xu hướng giảm nhẹ do mưa nhiều nhưng bệnh vàng rụng lá, nấm hồng có thể tăng nhanh trong tuần cuối tháng 7 này.
Trước tình hình đó, Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người trồng cao su tập trung theo dõi các bệnh hại như: Vàng rụng lá, nấm hồng, rệp vảy, héo đen đầu lá... Đặc biệt, bệnh vàng rụng lá corynespora có chiều hướng diễn biến bất thường.
Nông dân chú ý kiểm tra vườn và có biện pháp phòng trừ như sử dụng thuốc gốc Hexaconazole (Anvil 5SC, Saizole 5SC, Vivil 5SC...), thuốc gốc Carbendazim (Vicarben 50SC, Carbenzim 500 FL, Carbenvil 50SC, Carban 50SC, Benzimidine 50SC...) hoặc các loại thuốc phối trộn sẵn gốc Carbendazim và gốc Hexaconazole (Casuvin 250SC, Vixazol 275 SC, Arivit 250 SC...).
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian gần đây, bệnh trên cây mì liên tục xảy ra, nên hầu hết người trồng khoai mì trên địa bàn xã chọn phương án trồng cây tràm ghép cao sản để cải tạo đất, tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, thương lái mua tại đám từ 60 triệu đến 65 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nếu chỉ trồng khoai mì, 1ha đất chỉ đạt hơn 20 triệu đồng.

Gia đình bà Nguyễn Thị Trang, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) trồng 30 nghìn gốc măng tây từ tháng 10 - 2013 với diện tích hai ha, với vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng/ha, đến nay đang có nguồn thu ổn định 2,5 triệu đồng/ngày.

Xuất khẩu rau quả 9 tháng qua đã có bước tăng trưởng mạnh về giá trị so với cùng kỳ năm 2013, vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là thị trường chính nhưng đang có nhiều tiềm ẩn bất trắc. Vì vậy, việc khai phá các thị trường khó tính đang được ngành nông nghiệp và doanh nghiệp (DN) Việt Nam hết sức quan tâm.

Ngày 12/8/2014, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh trao giấy chứng nhận VietGAP sản phẩm măng cụt cho Hợp tác xã Tân Thành, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè và sản phẩm quýt đường cho Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú, xã Bình Phú, huyện Càng Long. Đến nay, Trà Vinh đã có 3 sản phẩm trái cây sản xuất đạt chuẩn VietGAP là măng cụt, quýt đường và thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long.

Quản lý dịch chổi rồng ở ĐBSCL thời gian qua chưa thật sự hiệu quả. Đó là nhận định chung được đưa ra tại hội nghị quản lý bệnh chổi rồng hại nhãn và chôm chôm do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức vừa qua tại Vĩnh Long.