Bình Định Tiếp Tục Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Theo Nhật Bản

Tỉnh Bình Định vừa cấp phép triển khai thí điểm mô hình đánh bắt cá ngừ đại dương theo chuỗi từ khai thác đến thu mua và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cho 5 hộ dân địa phương.
Theo đó, mỗi hộ có tàu cá được chọn hỗ trợ bộ ngư cụ đánh bắt cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật 200 triệu đồng, ngoài ra còn cấp thêm 50 triệu đồng tu sửa nâng cấp hầm ướp cá và cung cấp 1 số thiết bị mới trong đánh bắt và xử lý cá sau khai thác.
Những ngư dân có tàu cá này còn được đào tạo, tập huấn phổ biến phương pháp khai thác, kỹ thuật xử lý, bảo quản cá ngừ của ngư dân Nhật Bản.
Sau 15 ngày khai thác (từ ngày 25-3 đến 10-4), hai tàu cá BĐ 9625 TS, 96776 TS được chọn làm thí điểm mô hình đã mang về sản lượng cá lớn và quan trọng là chất lượng cá được cải thiện hơn trước rất nhiều.
Ông Nguyễn Huê (44 tuổi, trú ở Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định, chủ tàu cá BĐ 96776 TS) phấn khởi cho biết: “Tàu của gia đình tui được chọn làm thí điểm mô hình. Khi đi đánh bắt ngoài số tiền hỗ trợ, còn được cung cấp một số dụng cụ giết cá theo kiểu Nhật như dao cắt vây cá, dao mổ nội tạng, dùi thông não, búa cao su, thẻ bài đánh dấu cá khi khai thác...
Cá đánh bắt được đưa lên boong tàu, ngư dân sử dụng các dụng cụ để tiến hành sơ chế, bảo quản cá. Cá sơ chế xong cho vào hầm lạnh 4-6 tiếng đồng hồ, sau đó mới cho vào hầm ướp bảo quản nên sản lượng cá đạt rất cao so với đánh bắt theo kiểu truyền thống”.
Với các hộ được đầu tư thí điểm, Cty CP Thủy sản Bình Định sẽ thu mua cao cá cao hơn 20% so với giá thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 3/2013 đến nay, trên các cánh đồng ớt ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), không khí tất bật mùa thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt thu mua khá cao và ngày càng tăng, từ 12.000 đồng/kg lên gần 25.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua nên đầu ra quả ớt rất thuận lợi.

Thời gian qua, nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do biến động kinh tế đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có con cá tra. Thêm vào đó, đợt xét thuế chống bán phá giá lần thứ 8 của Bộ Công Thương Mỹ làm cho "đầu ra" của con cá tra đã khó lại càng thêm khó.

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất cát bạc màu, thiếu nước tưới, ngoài một số ít diện tích chủ động nước sản xuất lúa, đất nông nghiệp ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) chỉ phù hợp với cây mì; song trồng mì thời gian dài làm cho đất nghèo dinh dưỡng, hiệu quả không cao. Trong điều kiện như vậy, những năm gần đây người dân chuyển sang trồng cây đậu phụng và điều đó đã giúp họ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tuy đã vào mùa vụ thả nuôi tôm mới, nhưng cho đến nay tình hình dịch bệnh, nắng nóng vẫn chưa được cải thiện đã tạo nên tâm lý lo ngại của các hộ nuôi.

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng phương pháp sử dụng túi yếm khí để trữ lúa giống, vì bảo đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Cách bảo quản rất đơn giản: Sau khi thu hoạch lúa, phơi sấy khô đúng thời gian, nông dân nên dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống.