Bình Định Tiếp Tục Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Theo Nhật Bản

Tỉnh Bình Định vừa cấp phép triển khai thí điểm mô hình đánh bắt cá ngừ đại dương theo chuỗi từ khai thác đến thu mua và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cho 5 hộ dân địa phương.
Theo đó, mỗi hộ có tàu cá được chọn hỗ trợ bộ ngư cụ đánh bắt cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật 200 triệu đồng, ngoài ra còn cấp thêm 50 triệu đồng tu sửa nâng cấp hầm ướp cá và cung cấp 1 số thiết bị mới trong đánh bắt và xử lý cá sau khai thác.
Những ngư dân có tàu cá này còn được đào tạo, tập huấn phổ biến phương pháp khai thác, kỹ thuật xử lý, bảo quản cá ngừ của ngư dân Nhật Bản.
Sau 15 ngày khai thác (từ ngày 25-3 đến 10-4), hai tàu cá BĐ 9625 TS, 96776 TS được chọn làm thí điểm mô hình đã mang về sản lượng cá lớn và quan trọng là chất lượng cá được cải thiện hơn trước rất nhiều.
Ông Nguyễn Huê (44 tuổi, trú ở Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định, chủ tàu cá BĐ 96776 TS) phấn khởi cho biết: “Tàu của gia đình tui được chọn làm thí điểm mô hình. Khi đi đánh bắt ngoài số tiền hỗ trợ, còn được cung cấp một số dụng cụ giết cá theo kiểu Nhật như dao cắt vây cá, dao mổ nội tạng, dùi thông não, búa cao su, thẻ bài đánh dấu cá khi khai thác...
Cá đánh bắt được đưa lên boong tàu, ngư dân sử dụng các dụng cụ để tiến hành sơ chế, bảo quản cá. Cá sơ chế xong cho vào hầm lạnh 4-6 tiếng đồng hồ, sau đó mới cho vào hầm ướp bảo quản nên sản lượng cá đạt rất cao so với đánh bắt theo kiểu truyền thống”.
Với các hộ được đầu tư thí điểm, Cty CP Thủy sản Bình Định sẽ thu mua cao cá cao hơn 20% so với giá thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngành hàng nông sản XK chủ lực, hồ tiêu có lẽ là mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong nửa đầu năm nay. Tính đến giữa tháng 5, các DN đã XK được 83.471 tấn hạt tiêu, đạt giá trị trên 579 triệu USD.

Giữa trưa, trong cái nắng chói chang của mùa hè, trên đồng muối thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) nhưng hàng chục diêm dân mải miết lao động. Người cào, người gánh, người vận chuyển muối lên xe đưa đi tiêu thụ, tất cả đều rất hối hả.

Không đầu tư thêm nhà máy chế biến cá tra phi lê ở ĐBSCL - Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại buổi lấy ý kiến dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 10/7.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 5 loại hình cà phê bền vững gồm: 4C, UTZ Certified, RFA và Fairtrade. Tuy nhiên với cà phê canh tác theo tiêu chuẩn 4C (canh tác dựa trên những tiêu chuẩn về kinh tế, môi trường, xã hội) được xem là loại hình phổ biến nhất do yêu cầu kỹ thuật ở mức cơ bản dễ tiếp cận đối với người dân.

Năm 2014, Vĩnh Châu có 6.205 ha trồng hành tím, sản lượng đạt 110.126 tấn. Mặc dù cán bộ nông nghiệp địa phương hướng dẫn nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác và chất lượng sản phẩm hành tím, nhất là bón phân cân đối, khuyến cáo sử dụng phân hữu cơ để nâng cao chất lượng và thời gian bảo quản, nhưng vẫn còn một số nông dân canh tác theo tập quán cũ muốn tăng trọng lượng, bón thừa phân urê.