Bình Định Tiếp Tục Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Theo Nhật Bản

Tỉnh Bình Định vừa cấp phép triển khai thí điểm mô hình đánh bắt cá ngừ đại dương theo chuỗi từ khai thác đến thu mua và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cho 5 hộ dân địa phương.
Theo đó, mỗi hộ có tàu cá được chọn hỗ trợ bộ ngư cụ đánh bắt cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật 200 triệu đồng, ngoài ra còn cấp thêm 50 triệu đồng tu sửa nâng cấp hầm ướp cá và cung cấp 1 số thiết bị mới trong đánh bắt và xử lý cá sau khai thác.
Những ngư dân có tàu cá này còn được đào tạo, tập huấn phổ biến phương pháp khai thác, kỹ thuật xử lý, bảo quản cá ngừ của ngư dân Nhật Bản.
Sau 15 ngày khai thác (từ ngày 25-3 đến 10-4), hai tàu cá BĐ 9625 TS, 96776 TS được chọn làm thí điểm mô hình đã mang về sản lượng cá lớn và quan trọng là chất lượng cá được cải thiện hơn trước rất nhiều.
Ông Nguyễn Huê (44 tuổi, trú ở Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định, chủ tàu cá BĐ 96776 TS) phấn khởi cho biết: “Tàu của gia đình tui được chọn làm thí điểm mô hình. Khi đi đánh bắt ngoài số tiền hỗ trợ, còn được cung cấp một số dụng cụ giết cá theo kiểu Nhật như dao cắt vây cá, dao mổ nội tạng, dùi thông não, búa cao su, thẻ bài đánh dấu cá khi khai thác...
Cá đánh bắt được đưa lên boong tàu, ngư dân sử dụng các dụng cụ để tiến hành sơ chế, bảo quản cá. Cá sơ chế xong cho vào hầm lạnh 4-6 tiếng đồng hồ, sau đó mới cho vào hầm ướp bảo quản nên sản lượng cá đạt rất cao so với đánh bắt theo kiểu truyền thống”.
Với các hộ được đầu tư thí điểm, Cty CP Thủy sản Bình Định sẽ thu mua cao cá cao hơn 20% so với giá thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết nông dân vùng rừng tràm U Minh Hạ bao gồm ba huyện hệ sinh thái ngọt là U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình đã trúng đậm vụ cá đồng. Tổng sản lượng cả tỉnh ước đạt 30.000 tấn, tăng 7.000 tấn so với mùa vụ trước.

Đồng hành với việc chăn nuôi phát triển là dịch bệnh xuất hiện. Khoảng 1 thập niên qua, dịch bệnh trong chăn nuôi xuất hiện nhiều hơn, lan rộng và nhanh hơn, như cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng làm ngành chăn nuôi không ít lần lúng túng, người nuôi lao đao vì thiệt hại nặng nề.

Mặc dù mô hình nuôi ba ba còn khá mới đối với nông dân huyện Mỹ Xuyên, thế nhưng gia đình ông Thái Văn Quận, ở ấp Hòa Lời, xã Ngọc Đông đã tiên phong nuôi thử nghiệm mô hình này và hiệu quả rất cao, ước tính thu hoạch đợt này trên 200 triệu đồng.

Hiện sản phẩm từ sắn (khoai mì) và tinh bột khoai mì của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn thế giới và đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính. Vì thế, nếu có chiến lược đúng đắn, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp này có thể đạt 2 tỉ đô la Mỹ.

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại (Bến Tre), trong đó nghề nuôi tôm biển, nhất là hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.