Bình Định Tiếp Tục Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Theo Nhật Bản

Tỉnh Bình Định vừa cấp phép triển khai thí điểm mô hình đánh bắt cá ngừ đại dương theo chuỗi từ khai thác đến thu mua và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cho 5 hộ dân địa phương.
Theo đó, mỗi hộ có tàu cá được chọn hỗ trợ bộ ngư cụ đánh bắt cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật 200 triệu đồng, ngoài ra còn cấp thêm 50 triệu đồng tu sửa nâng cấp hầm ướp cá và cung cấp 1 số thiết bị mới trong đánh bắt và xử lý cá sau khai thác.
Những ngư dân có tàu cá này còn được đào tạo, tập huấn phổ biến phương pháp khai thác, kỹ thuật xử lý, bảo quản cá ngừ của ngư dân Nhật Bản.
Sau 15 ngày khai thác (từ ngày 25-3 đến 10-4), hai tàu cá BĐ 9625 TS, 96776 TS được chọn làm thí điểm mô hình đã mang về sản lượng cá lớn và quan trọng là chất lượng cá được cải thiện hơn trước rất nhiều.
Ông Nguyễn Huê (44 tuổi, trú ở Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định, chủ tàu cá BĐ 96776 TS) phấn khởi cho biết: “Tàu của gia đình tui được chọn làm thí điểm mô hình. Khi đi đánh bắt ngoài số tiền hỗ trợ, còn được cung cấp một số dụng cụ giết cá theo kiểu Nhật như dao cắt vây cá, dao mổ nội tạng, dùi thông não, búa cao su, thẻ bài đánh dấu cá khi khai thác...
Cá đánh bắt được đưa lên boong tàu, ngư dân sử dụng các dụng cụ để tiến hành sơ chế, bảo quản cá. Cá sơ chế xong cho vào hầm lạnh 4-6 tiếng đồng hồ, sau đó mới cho vào hầm ướp bảo quản nên sản lượng cá đạt rất cao so với đánh bắt theo kiểu truyền thống”.
Với các hộ được đầu tư thí điểm, Cty CP Thủy sản Bình Định sẽ thu mua cao cá cao hơn 20% so với giá thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng đầu năm 2013, nghề nuôi cá tra thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá cá tra không ổn định và thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài... dẫn đến diện tích nuôi cá giảm.

Trước tình hình chất lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam đang giảm sút mạnh, có nguy cơ mất thương hiệu trên thị trường thế giới, Bộ NN-PTNT vừa đưa ra hướng dẫn kỹ thuật và phương pháp thu câu, xử lý, sơ chế, bảo quản cá ngừ khai thác bằng nghề câu, đồng thời xây dựng và chuẩn bị triển khai đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi.

Trước thực trạng người chăn nuôi đang gặp khó khăn vì thua lỗ do dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chủ động tổ chức các chuỗi liên kết nhằm hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm. Đây là bước đi tích cực, phù hợp, không chỉ đem lại lợi ích cho các "nhà" tham gia chuỗi sản xuất - tiêu thụ mà còn là một biện pháp bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước.

Ông Nguyễn Tiến Đức – Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết, tháng 12.2012, xã được UBND TP.Việt Trì đầu tư triển khai thí điểm mô hình nuôi gà ri lai thả vườn, đồi. Ban đầu, xã được nhận 7.000 con gà ri lai 2 ngày tuổi cấp cho 35 hộ dân ở 10 khu dân cư, trung bình mỗi hộ được nhận 200 con gà (hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, thuốc thú y).

Chặng đường đầu tiên của vụ nuôi tôm nước lợ 2013 đã phát đi những tín hiệu khá lạc quan về mức lợi nhuận đối với những diện tích đã thu hoạch. Tuy nhiên, sự thận trọng trong khoảng thời gian còn lại vẫn không thừa khi những diễn biến của khí hậu, thời tiết và dịch bệnh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.