Bình Định Tiếp Tục Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Theo Nhật Bản

Tỉnh Bình Định vừa cấp phép triển khai thí điểm mô hình đánh bắt cá ngừ đại dương theo chuỗi từ khai thác đến thu mua và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cho 5 hộ dân địa phương.
Theo đó, mỗi hộ có tàu cá được chọn hỗ trợ bộ ngư cụ đánh bắt cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật 200 triệu đồng, ngoài ra còn cấp thêm 50 triệu đồng tu sửa nâng cấp hầm ướp cá và cung cấp 1 số thiết bị mới trong đánh bắt và xử lý cá sau khai thác.
Những ngư dân có tàu cá này còn được đào tạo, tập huấn phổ biến phương pháp khai thác, kỹ thuật xử lý, bảo quản cá ngừ của ngư dân Nhật Bản.
Sau 15 ngày khai thác (từ ngày 25-3 đến 10-4), hai tàu cá BĐ 9625 TS, 96776 TS được chọn làm thí điểm mô hình đã mang về sản lượng cá lớn và quan trọng là chất lượng cá được cải thiện hơn trước rất nhiều.
Ông Nguyễn Huê (44 tuổi, trú ở Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định, chủ tàu cá BĐ 96776 TS) phấn khởi cho biết: “Tàu của gia đình tui được chọn làm thí điểm mô hình. Khi đi đánh bắt ngoài số tiền hỗ trợ, còn được cung cấp một số dụng cụ giết cá theo kiểu Nhật như dao cắt vây cá, dao mổ nội tạng, dùi thông não, búa cao su, thẻ bài đánh dấu cá khi khai thác...
Cá đánh bắt được đưa lên boong tàu, ngư dân sử dụng các dụng cụ để tiến hành sơ chế, bảo quản cá. Cá sơ chế xong cho vào hầm lạnh 4-6 tiếng đồng hồ, sau đó mới cho vào hầm ướp bảo quản nên sản lượng cá đạt rất cao so với đánh bắt theo kiểu truyền thống”.
Với các hộ được đầu tư thí điểm, Cty CP Thủy sản Bình Định sẽ thu mua cao cá cao hơn 20% so với giá thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Sau vụ đầu tiên đưa vào sử dụng, phân bón cao cấp 3 con gà của Công ty CP XNK vật tư nông nghiệp và nông sản (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) đã chinh phục được nhiều bà con nông dân tỉnh Tuyên Quang.

Chúng tôi tìm gặp anh Hoàng Minh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành, đúng lúc ông đang cùng lãnh đạo Cty đi kiểm tra vườn quýt PQ1 tại xã Minh Hợp.

Chẳng biết được “khai sinh” từ bao giờ nhưng theo ông Khảm, giống bưởi Luận Văn đã được trồng cách đây khoảng 200 năm trước.

Lần đầu tiên, một giống lúa nếp năng suất cao được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cấp Bằng bảo hộ, đó là giống nếp N98.

Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, ông Nghiêm Xuân Yêm - Bộ trưởng Bộ Nông trường đi công tác ở Bungari về mang được năm bắp ngô rất to và đẹp.