Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Định tăng tốc

Bình Định tăng tốc
Ngày đăng: 20/10/2015

Theo ông Đào Văn Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định, mục tiêu của LCASP là xây dựng một nền SX nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện môi trường thông qua việc xây dựng, nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp, quản lý hiệu quả các hoạt động chế biến, bảo quản sau thu hoạch nông sản.

Đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp thông qua mở rộng và phát triển chương trình khí sinh học từ quy mô công trình nhỏ hộ gia đình đến quy mô công trình vừa và lớn tạo nguồn năng lượng sạch; cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

Sau thành quả ban đầu, trong năm 2015 này, Bình Định sẽ đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi; lựa chọn các hộ dân tham gia dự án và tổ chức tập huấn phương pháp vận hành công trình khí sinh học, quản lý chất thải chăn nuôi cho 2.310 hộ dân đăng ký xây dựng và lắp đặt bể biogas.

Dự án tiếp tục hỗ trợ tài chính cho 2.000 hộ dân chăn nuôi đăng ký xây dựng bể biogas quy mô nhỏ và 5 công trình quy mô vừa, đồng thời tổ chức và quản lý lực lượng kỹ thuật viên thực hiện tốt công tác tư vấn hộ chăn nuôi lựa chọn công nghệ phù hợp với địa hình, quy mô chăn nuôi; giám sát, nghiệm thu đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

Dự án sẽ kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu về môi trường và chất lượng bể biogas đã xây dựng xong và đang vận hành; phối hợp với các tổ chức tín dụng cho các hộ dân vay vốn đầu tư xây dựng...

“Trong khuôn khổ dự án, chúng tôi sẽ xây dựng 2 mô hình SX nông nghiệp các bon thấp, chú trọng thực hiện các mục tiêu ứng dụng các phụ phẩm từ bể biogas làm phân bón cho cây trồng và chế biến thức ăn căn nuôi bò để chuyển giao cho nông dân.

Lồng ghép các hoạt động của dự án với các chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh, gắn với xây dựng nông thôn mới, đảm bảo quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi”, ông Hùng cho biết.

Từ đầu năm 2015 đến nay, Bình Định đã ưu tiên xây dựng, lắp đặt các công trình tại các địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh như huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, TX An Nhơn.

Ngoài nguồn kinh phí do LCASP hỗ trợ 3 triệu đồng/công trình, BQL dự án sẽ phối hợp với Văn phòng điều phối xây dựng NTM của tỉnh tham mưu Sở NN-PTNT trình UBND tỉnh hỗ trợ cho người chăn nuôi tại 26 xã xây dựng NTM đã và đang về đích năm 2015 có xây dựng bể biogas thêm 1 triệu đồng/1 công trình và chỉ đạo huyện, xã tham gia dự án hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/công trình.

Đối với mô hình các bon thấp, BQL dự án sẽ ưu tiên thực hiện tại các địa phương đã xây dựng, lắp đặt nhiều bể biogas.


Có thể bạn quan tâm

Con Tôm “Mắc Cạn” Cuối Vụ Con Tôm “Mắc Cạn” Cuối Vụ

Do tác động từ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL giảm mạnh…

13/10/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Trang Trại Nhỏ Ở Nhân Thắng (Bắc Ninh) Mô Hình Chăn Nuôi Trang Trại Nhỏ Ở Nhân Thắng (Bắc Ninh)

Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.

13/10/2014
Mô Hình Nuôi Ngựa Sinh Sản Ở Bằng Phúc Mô Hình Nuôi Ngựa Sinh Sản Ở Bằng Phúc

Với nghề nuôi ngựa truyền thống của gia đình, anh Lực dành thêm 4 năm theo học nghề chăn nuôi thú y. Sau khi tham khảo thị trường, năm 2012 anh Lực đã vay vốn để cải tạo, mở rộng chuồng trại, mua 7 con ngựa cái về nuôi. Một năm sau, đàn ngựa cái bắt đầu sinh sản. Trung bình ngựa cái sau 11 tháng sẽ đẻ con, ngựa con nuôi trong vòng 1 năm rưỡi là có thể bán.

13/10/2014
Hiệu Quả Nuôi Rắn Ri Tượng Trong Thau Nhựa Hiệu Quả Nuôi Rắn Ri Tượng Trong Thau Nhựa

Nhằm đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập, giảm nghèo và vươn lên khá giả, cùng với các loại hình nuôi đa cây, con khác, việc nuôi rắn ri tượng tại hộ gia đình hiện tại được một số nông dân trong xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả khá.

13/10/2014
Hiệu Ứng Từ Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Hiệu Ứng Từ Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm

Ông Trần Văn Bé Năm, ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nông dân trong ấp nhiều năm qua vẫn bỏ phí rơm sau thu hoạch. Nhiều hộ có trồng nấm rơm nhưng chỉ thu hoạch đủ phục vụ bữa ăn gia đình hoặc bán chút ít".

13/10/2014