Bình Định tăng tốc

Theo ông Đào Văn Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định, mục tiêu của LCASP là xây dựng một nền SX nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện môi trường thông qua việc xây dựng, nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp, quản lý hiệu quả các hoạt động chế biến, bảo quản sau thu hoạch nông sản.
Đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp thông qua mở rộng và phát triển chương trình khí sinh học từ quy mô công trình nhỏ hộ gia đình đến quy mô công trình vừa và lớn tạo nguồn năng lượng sạch; cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
Sau thành quả ban đầu, trong năm 2015 này, Bình Định sẽ đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi; lựa chọn các hộ dân tham gia dự án và tổ chức tập huấn phương pháp vận hành công trình khí sinh học, quản lý chất thải chăn nuôi cho 2.310 hộ dân đăng ký xây dựng và lắp đặt bể biogas.
Dự án tiếp tục hỗ trợ tài chính cho 2.000 hộ dân chăn nuôi đăng ký xây dựng bể biogas quy mô nhỏ và 5 công trình quy mô vừa, đồng thời tổ chức và quản lý lực lượng kỹ thuật viên thực hiện tốt công tác tư vấn hộ chăn nuôi lựa chọn công nghệ phù hợp với địa hình, quy mô chăn nuôi; giám sát, nghiệm thu đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
Dự án sẽ kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu về môi trường và chất lượng bể biogas đã xây dựng xong và đang vận hành; phối hợp với các tổ chức tín dụng cho các hộ dân vay vốn đầu tư xây dựng...
“Trong khuôn khổ dự án, chúng tôi sẽ xây dựng 2 mô hình SX nông nghiệp các bon thấp, chú trọng thực hiện các mục tiêu ứng dụng các phụ phẩm từ bể biogas làm phân bón cho cây trồng và chế biến thức ăn căn nuôi bò để chuyển giao cho nông dân.
Lồng ghép các hoạt động của dự án với các chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh, gắn với xây dựng nông thôn mới, đảm bảo quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi”, ông Hùng cho biết.
Từ đầu năm 2015 đến nay, Bình Định đã ưu tiên xây dựng, lắp đặt các công trình tại các địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh như huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, TX An Nhơn.
Ngoài nguồn kinh phí do LCASP hỗ trợ 3 triệu đồng/công trình, BQL dự án sẽ phối hợp với Văn phòng điều phối xây dựng NTM của tỉnh tham mưu Sở NN-PTNT trình UBND tỉnh hỗ trợ cho người chăn nuôi tại 26 xã xây dựng NTM đã và đang về đích năm 2015 có xây dựng bể biogas thêm 1 triệu đồng/1 công trình và chỉ đạo huyện, xã tham gia dự án hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/công trình.
Đối với mô hình các bon thấp, BQL dự án sẽ ưu tiên thực hiện tại các địa phương đã xây dựng, lắp đặt nhiều bể biogas.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 2.6, Hội nông dân (ND) tỉnh Hưng Yên đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” (CLB ND SXKD). Nhiều người kỳ vọng CLB sẽ là ngôi nhà chung, sân chơi bổ ích của những nhà nông thành đạt.

Hệ thống tưới nước theo công nghệ Israel đã được áp dụng thành công ở nhiều được phương. Đặc biệt hệ thống này có thể áp dụng với nhiều loại cây như: Cà phê, tiêu, bưởi da xanh, ca cao, thanh long, các loại hoa như hoa ly, cát tường... Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đưa hệ thống tưới vào canh tác cây cọ dầu, cây cao su, bắp, mía đường... tại Lào và Campuchia với kết quả tăng năng suất, chất lượng cây trồng rất tốt.

Mục tiêu là phấn đấu đến năm 2020, GTGT các ngành hàng nông lâm thủy sản tăng bình quân 20% so với hiện nay. Cụ thể, đối với một số ngành hàng chủ lực như gạo tăng 20%, cà phê tăng 13%, chè tăng 30%, thủy sản tăng 20%... Tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản giảm 50% so với hiện nay.

Ông Hoàng Văn Giao - Xóm Bắc Phúc Hòa xã Hưng Tây là một trong những CCB tiêu biểu của huyện Hưng Nguyên trong phong trào phát triển kinh tế trang trại. Nhờ biết khai thác đúng hướng tiềm năng, thế mạnh địa phương đã giúp ông vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ 2 bàn tay trắng.

Chi phí đầu tư từ 1,5 – 2 triệu đ/công. Năng suất đạt từ 18 – 20 giạ/công, với giá bán từ 200.000 – 220.000 đ/giạ, trừ chi phí lãi 50 triệu đ/ha.