Bình Định Phát Hiện Nhiều Trường Hợp Sử Dụng Nghề Cấm Trong Lĩnh Vực Khai Thác Thủy Sản

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định thuộc Sở NN-PTNT, trong năm 2014, Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Phòng Cảnh sát đường thủy, Đồn Biên phòng và các địa phương ven biển đã tổ chức 23 chuyến tuần tra, kiểm soát, kiểm tra tình trạng sử dụng xung điện, xiếc máy để khai thác thủy sảm trên các đầm: Thị Nại, Đề Gi, Trà Ổ và các vùng biển ven bờ.
Qua đó, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 12 trường hợp tàu cá vi phạm “nghề cấm”, xử phạt số tiền 37 triệu đồng; đồng thời, tịch thu 2 cặp gọng xiếc, 4 bộ kích điện, 3 tấm lưới, 4 bình ắc quy.
Ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cho biết: Các hoạt động tuần tra, kiểm soát đã góp phần hạn chế đáng kể tình trạng các đối tượng sử dụng “nghề cấm” để khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Trong thời gian tới,
Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại các xã ven biển, ven đầm chung tay với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo UBND huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa khảo sát và làm việc với 18 hộ dân ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam nhằm bàn biện pháp khắc phục vùng nuôi tôm bị thiệt hại.

Một số nơi trong tỉnh Bắc Giang, có việc chính quyền sở tại cho nông dân thầu hoặc buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều trường hợp lấn chiếm lưu vực, dòng kênh tiêu để nuôi thả cá. Việc làm này mang lợi ích cho số ít người nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác tiêu úng, gây thiệt hại lớn về sản xuất của hàng trăm hộ dân.

Dù tỷ lệ thiệt hại đến tuần đầu tháng 9 vẫn còn ở mức 28,8%, nhưng vụ nuôi tôm nước lợ 2013 của tỉnh Sóc Trăng đã và đang diễn biến khá thuận lợi, khi phần lớn diện tích thu hoạch không chỉ đạt năng suất, mà giá bán cũng luôn ở mức cao. Dù vụ tôm 2013 chưa kết thúc nhưng nỗi lo cho vụ tôm 2014 đã hiện hữu, với không ít vấn đề đặt ra cho ngành chức năng và chính quyền địa phương.

Gần 3 năm qua, ngư dân đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã thử nghiệm và thành công bước đầu với mô hình nuôi cá bớp lồng bè. Hiệu quả từ mô hình này đã và đang giúp cho cư dân đảo Hòn Chuối có thêm nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống…

Lần đầu tiên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên phối hợp với Công ty Syngenta tổ chức trồng lúa theo mô hình GroMore (giải pháp tích hợp cây lúa giúp cải thiện năng suất và thu nhập cho người nông dân). Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.