Bình Định Củng Cố Và Phát Triển Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Xuất Khẩu Qua Nhật Bản

Chiều 15.9, tại TP Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp củng cố mô hình khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) theo công nghệ Nhật Bản.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, trong tháng 7 và tháng 8, các hộ ngư dân ở huyện Hoài Nhơn được tỉnh hỗ trợ các bộ thiết bị và công nghệ CNĐD theo kiểu Nhật Bản đã mở 2 chuyến biển khai thác CNĐD. Chuyến biển trong tháng 7, có 10/37 con chất lượng khá tốt được lựa chọn bán đấu giá tại Trung tâm đấu giá cá ngừ OSAKA (Nhật Bản) với giá bình quân là 249 ngàn đồng/kg, tổng doanh thu trên 114 triệu đồng.
Chuyến biển thứ 2 (từ ngày 12.8 đến ngày 4.9), có 5 ngư dân khai thác được 57 con CNĐD, trong đó chỉ có 4 con đạt chất lượng xuất khẩu. Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) thu mua 108 ngàn đồng/kg cá đạt chất lượng.
Thực tế cho thấy, ngư dân vẫn chưa tuân thủ các quy trình kỹ thuật câu, xử lý, bảo quản CNĐD như đã hướng dẫn nên chất lượng sản phẩm không như mong muốn. Ngoài ra, việc liên kết, chỉ đạo của các tàu cá trong mô hình không được chặt chẽ, không có tổ trưởng chỉ huy nên hoạt động của các tàu chưa được đoàn kết và thống nhất.
Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương tạm thời không xuất khẩu CNĐD sang Nhật Bản mà chỉ mua theo hợp đồng với giá cá cao để khuyến khích ngư dân. Bên cạnh đó, tiếp tục đào tạo hỗ trợ ngư dân khắc phục các khuyết điểm trong quá trình sử dụng thiết bị vào thực tế....
Chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc giao cho Sở NN-PTNT, trong tháng 9 này phải xây dựng xong đề án đánh bắt CNĐD xuất khẩu; thành lập thêm 2 tổ đội, mỗi tổ đội 5 tàu. Ngư dân tham gia được vay vốn các ngân hàng thương mại để đóng mới tàu cá, mua thiết bị phục vụ khai thác thủy sản theo tinh thần NĐ 56 của Chính phủ, tỉnh đứng ra bảo lãnh cho ngư dân.
Tỉnh cũng sẽ nhập thiết bị từ Nhật về, trang bị cho các tàu cá của ngư dân tham gia các tổ đội và tiếp tục hỗ trợ cán bộ và ngư dân qua Nhật Bản đào tạo kỹ thuật. Sản phẩm đạt chất lượng tốt, Công ty BIDIFISCO có trách nhiệm mua với giá cao, nhằm khuyến khích bà con...
Có thể bạn quan tâm

Huyện Mèo Vạc bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), trong điều kiện không ít khó khăn. Trong đó, hạ tầng kinh tế, nguồn nội lực của các xã còn yếu là trở ngại lớn trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Song, với sự tập trung lãnh, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở; các địa phương trong xã đã tìm được những giải pháp thực hiện hiệu quả, từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả bước đầu, tạo nền tảng cho chặng đường xây dựng tiếp theo.

Thực hiện hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về cơ cấu giống và thời vụ, ngay từ khi triển khai thực hiện việc gieo trồng các loại cây trồng vụ Đông – xuân, các huyện, thành phố đã khẩn trương kịp thời đôn đốc bà con nông dân tích cực làm đất và gieo trồng các loại cây trồng kịp thời vụ.

Đây là 3 xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn Chương trình xây dựng NTM, đem lại hiệu quả thiết thực. Thông qua chương trình, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức của người dân trong việc thực hiện tiêu chí xây dựng NTM; vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn được nâng lên.

Vừa nghiên cứu học tập cách chăm sóc rau, hoa qua sách báo, vừa rút kinh nghiệm từ thực tế; dần dần, anh đã chủ động được việc chăm sóc. Từ việc sử dụng giống rau, phân bón, nhận biết cây rau mắc những loại bệnh nào để sử dụng thuốc và khi lứa rau này vừa xuống giống thì anh đã lên kế hoạch sẵn cho vụ sau.

Đầu năm mới Ất Mùi 2015, các cấp, các ngành và nhân dân huyện Châu Thành A đang hối hả bắt tay thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm nay. Trong đó, quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được địa phương đặt lên hàng đầu.