Big C Tiêu Thụ 150 Tấn Cà Chua Cho Nông Dân Đà Lạt

Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, nông dân thua lỗ nặng, Hệ thống siêu thị Big C đã tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.
Năm nay, cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa lớn, tuy nhiên giá lại bị rớt nặng nề, có thời điểm giá thu mua cà chua xuống thấp, giá bán ra không đủ để bà con nông dân trang trải chi phí thu hoạch, dẫn đến tình trạng trái cây chín rụng cả gốc. Trước thực tế đó, Hệ thống siêu thị Big C với 28 siêu thị trên toàn quốc đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ giúp bà con nông dân Đà Lạt có đầu ra ổn định, và có thể thu hồi vốn, tránh phải lỗ nặng.
Hệ thống siêu thị Big C đã tiến hành thu mua cà chua cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng với mức giá hợp lý (cao hơn mức giá thị trường); không giới hạn số lượng đặt hàng cà chua từ 28 siêu thị Big C trên toàn quốc. Cùng với đó, để giúp tiêu thụ sản lượng lớn cho nông dân Đà Lạt, Big C quyết định bán ra bằng giá vốn cho mặt hàng cà chua tại khu vực miền Nam và chấp nhận bù lỗ chi phí vận chuyển cho khu vực miền Bắc và miền Trung nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua hàng.
Với hoạt động này, dự kiến sản lượng tiêu thụ cà chua của Big C được nâng lên, tăng gấp 5 - 6 lần so với thời điểm hiện tại. Điều này góp phần tăng sản lượng mua vào cà chua, qua đó góp phần giúp bà con nông dân tiêu thụ được một lượng lớn cà chua đang chín vụ. Đến nay, Hệ thống siêu thị Big C đã tiêu thụ được 150 tấn cà chua cho nông dân Đà Lạt.
Bên cạnh đó, nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, Big C triển khai chương trình bán cà chua với giá cực sốc. Cụ thể, khu vực miền Nam & miền Trung triển khai bán hàng từ 24 - 31/10/2014, còn khu vực miền Bắc sẽ bán hàng từ 27 - 31/10/2014. Giá bán cụ thể Big C sẽ công bố ngay khi triển khai chương trình. Big C kỳ vọng với mức giá này, người tiêu dùng có thể chung tay hỗ trợ tiêu thụ cà chua cho nông dân Đà Lạt.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện cơ cấu đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành (Bến Tre) đã chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang đầu tư trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Minh Bạch ngụ ấp Tân Phong Ngoại, xã Tân Thạch đã xây dựng thành công mô hình trồng thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Không khí tết len lỏi đến vườn cây bằng tín hiệu thu hoạch thì thị trường trái cây tết cũng bắt đầu sôi động. Các loại trái cây chủ lực của chợ tết như bưởi, cam, chanh, quýt, mãng cầu... đang được nhiều vựa tất bật thu mua, có loại đang chuẩn bị thu hoạch cũng đã được đặt hàng trước vài tuần. Tại vườn, các thương lái ráo riết “săn hàng” để kịp đưa trái cây bán ra chợ tết.

Đối với loại cây có múi như quýt, cư dân núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) mang giống từ miệt Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp… về trồng rất thích hợp. Độc đáo hơn, trái cho thu hoạch vào dịp Tết, trở thành loại đặc sản quý hiếm ở An Giang.

Đã từ lâu rồi, vùng đất Tiền Giang được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” của cả nước. Phù sa màu mỡ, thổ nhưỡng thích hợp đã phú cho miền đất này những vườn cây ăn trái sum sê. Tuy vậy, việc khai thác tiềm năng, lợi thế, nhất là việc xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn khiến cho một số loại trái cây đặc sản của tỉnh khó “xuất ngoại”.

Năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai mô hình thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm tại huyện Đạ Huoai nhằm đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế để khuyến cáo nông dân nuôi trồng, phát triển kinh tế.