Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biến tướng của việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi

Biến tướng của việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi
Ngày đăng: 30/10/2015

Đó là thông tin được ông Phan Xuân Thảo, chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, đưa ra tại hội thảo “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” do báo Thanh Niên tổ chức ngày 28-10.

Theo ông Thảo, trước đây trong các vụ sử dụng chất tạo nạc bị cơ quan chức năng phát hiện chủ yếu là chất clenbuterol, nhưng thời gian gần đây lại là salbutamol.

Lý do vì các đối tượng kinh doanh và sử dụng chất tạo nạc cấm đã lách luật.

Theo quy định của Bộ NN&PTNT, cả hai chất trên đều thuộc nhóm Beta-agonist và bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Nhưng Bộ Y tế mới có quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm đối với clenbuterol, còn salbutamol không quy định.

Do đó, các đối tượng kinh doanh đã chuyển hướng và lách luật bằng cách giảm sử dụng clenbuterol và thay bằng salbutamol.

Cũng theo ông Thảo, trong thời gian kiểm tra các lò mổ gia súc trên địa bàn TP thời gian qua đã phát hiện một số thương lái thường né tránh đưa heo đến giết mổ khi thấy kiểm tra.

“Họ đã tự đưa mình vào nhóm các đối tượng bị kiểm tra nhiều nhất.

Thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra heo của các thương lái có biểu hiện bất thường này” - ông Thảo cho hay.

Ông Nguyễn Xuân Dương, cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết dù có nhiều nỗ lực của cơ quan chức năng, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo vẫn diễn biến phức tạp.

Thời gian qua thông tin đại chúng đưa nhiều vụ phát hiện sử dụng chất tạo nạc cấm ở khu vực TP.HCM và Đồng Nai nhưng không có nghĩa là các nơi khác không có.

Hiện trạng sử dụng chất tạo nạc cấm đã lan rộng ra nhiều địa phương cả nước.

“Không phát hiện là do chưa kiểm tra mà thôi” - ông Dương cho hay.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng xen cây ăn quả với cà phê ở Chiềng Ban Sơn La Mô hình trồng xen cây ăn quả với cà phê ở Chiềng Ban Sơn La

Mô hình trồng xen cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê ở Chiềng Ban có nhiều ưu điểm phòng chống sương muối gây hại cho cà phê, tăng năng suất, đồng thời, tận dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tưới ẩm giúp giảm chi phí, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

09/10/2015
Xuất khẩu rau quả, trái cây 2 tỉ USD trong tầm tay Xuất khẩu rau quả, trái cây 2 tỉ USD trong tầm tay

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự báo, với tốc độ xuất khẩu như hiện tại, khả năng thu về 2 tỉ USD từ xuất khẩu trái cây, rau quả trong năm 2015 nằm trong tầm tay.

09/10/2015
Nhiều mô hình phòng, chống dịch bệnh trên cây ăn trái Nhiều mô hình phòng, chống dịch bệnh trên cây ăn trái

Trong thời gian qua, bệnh “chổi rồng” trên nhãn, đốm nâu trên thanh long, vàng lá trên cây có múi luôn là nỗi ám ảnh đối với người trồng cây ăn trái.

09/10/2015
Tiềm năng và triển vọng cây thanh long ở Minh Thanh Cao Bằng Tiềm năng và triển vọng cây thanh long ở Minh Thanh Cao Bằng

Trong những năm gần đây, cây thanh long được trồng và tăng diện tích khá nhanh trên địa bàn xã Minh Thanh (Nguyên Bình - Cao Bằng), mở ra triển vọng có giá trị kinh tế cao bởi cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sản phẩm được thị trường ưa chuộng.

09/10/2015
Mở rộng diện tích trồng cam Xã Đoài Mở rộng diện tích trồng cam Xã Đoài

Từ những kết quả của mô hình trồng thử nghiệm do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả triển khai vào năm 2007, cây cam Xã Đoài hiện đang được nhiều địa phương trong tỉnh đưa vào canh tác, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

09/10/2015