Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biến tướng của việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi

Biến tướng của việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi
Ngày đăng: 30/10/2015

Đó là thông tin được ông Phan Xuân Thảo, chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, đưa ra tại hội thảo “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” do báo Thanh Niên tổ chức ngày 28-10.

Theo ông Thảo, trước đây trong các vụ sử dụng chất tạo nạc bị cơ quan chức năng phát hiện chủ yếu là chất clenbuterol, nhưng thời gian gần đây lại là salbutamol.

Lý do vì các đối tượng kinh doanh và sử dụng chất tạo nạc cấm đã lách luật.

Theo quy định của Bộ NN&PTNT, cả hai chất trên đều thuộc nhóm Beta-agonist và bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Nhưng Bộ Y tế mới có quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm đối với clenbuterol, còn salbutamol không quy định.

Do đó, các đối tượng kinh doanh đã chuyển hướng và lách luật bằng cách giảm sử dụng clenbuterol và thay bằng salbutamol.

Cũng theo ông Thảo, trong thời gian kiểm tra các lò mổ gia súc trên địa bàn TP thời gian qua đã phát hiện một số thương lái thường né tránh đưa heo đến giết mổ khi thấy kiểm tra.

“Họ đã tự đưa mình vào nhóm các đối tượng bị kiểm tra nhiều nhất.

Thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra heo của các thương lái có biểu hiện bất thường này” - ông Thảo cho hay.

Ông Nguyễn Xuân Dương, cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết dù có nhiều nỗ lực của cơ quan chức năng, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo vẫn diễn biến phức tạp.

Thời gian qua thông tin đại chúng đưa nhiều vụ phát hiện sử dụng chất tạo nạc cấm ở khu vực TP.HCM và Đồng Nai nhưng không có nghĩa là các nơi khác không có.

Hiện trạng sử dụng chất tạo nạc cấm đã lan rộng ra nhiều địa phương cả nước.

“Không phát hiện là do chưa kiểm tra mà thôi” - ông Dương cho hay.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình 1 Lúa – 2 Màu Hiệu Quả Mô Hình 1 Lúa – 2 Màu

Canh tác cây lúa liên tục trong nhiều năm liền đã làm cho đất đai ngày càng suy kiệt, đồng ruộng mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh có điều kiện bộc phát gây hại, năng suất lúa có khuynh hướng giảm… Điều này ảnh hưởng xấu đến thu nhập vốn đã thấp của người nông dân.

23/12/2011
Hoang Mang Thủ Phủ Tôm Sú Vì Dịch Bệnh Hoang Mang Thủ Phủ Tôm Sú Vì Dịch Bệnh

Những ngày đầu tháng 5 này, người nuôi tôm sú ở Sóc Trăng tiếp tục hoang mang, lo lắng trước tình trạng dịch bệnh đang lan rộng ở mức khó kiểm soát

07/05/2011
Tiếp Tục Kiểm Soát Môi Trường Trong Ao Nuôi Ở Quảng Nam Tiếp Tục Kiểm Soát Môi Trường Trong Ao Nuôi Ở Quảng Nam

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam vừa có kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong các ao nuôi và kiểm tra bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra mẫu cho thấy mật độ vi khuẩn trong một số ao nuôi ở mức thấp, các mầm bệnh nguy hiểm trên tôm đều cho kết quả âm tính.

19/05/2012
Bí Quyết Nuôi Tôm Cầu Ngang (Trà Vinh) Bí Quyết Nuôi Tôm Cầu Ngang (Trà Vinh)

Bà con huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) đang rất phấn khởi vì có thêm vụ nuôi tôm sú trúng lớn. Năm nay, sản lượng tôm thu hoạch của huyện đạt 13.000 tấn, tăng gần 3.000 tấn so vụ nuôi năm 2010. đây là mùa tôm thứ 5 liên tiếp người nuôi tôm sú ở Cầu Ngang trúng lớn. Đâu là phép màu…?

17/11/2011
Đồng Tháp Mười Mùa Nước Nổi Đồng Tháp Mười Mùa Nước Nổi

Nhắc tới vùng Đồng Tháp Mười là nhắc đến vùng đất của thiên nhiên. Nơi đây ẩn chứa một vẻ đẹp hoang sơ đến khó tả, những cảnh sắc làm ngây ngất lòng người.

21/10/2011