Biến tướng của việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi

Đó là thông tin được ông Phan Xuân Thảo, chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, đưa ra tại hội thảo “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” do báo Thanh Niên tổ chức ngày 28-10.
Theo ông Thảo, trước đây trong các vụ sử dụng chất tạo nạc bị cơ quan chức năng phát hiện chủ yếu là chất clenbuterol, nhưng thời gian gần đây lại là salbutamol.
Lý do vì các đối tượng kinh doanh và sử dụng chất tạo nạc cấm đã lách luật.
Theo quy định của Bộ NN&PTNT, cả hai chất trên đều thuộc nhóm Beta-agonist và bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Nhưng Bộ Y tế mới có quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm đối với clenbuterol, còn salbutamol không quy định.
Do đó, các đối tượng kinh doanh đã chuyển hướng và lách luật bằng cách giảm sử dụng clenbuterol và thay bằng salbutamol.
Cũng theo ông Thảo, trong thời gian kiểm tra các lò mổ gia súc trên địa bàn TP thời gian qua đã phát hiện một số thương lái thường né tránh đưa heo đến giết mổ khi thấy kiểm tra.
“Họ đã tự đưa mình vào nhóm các đối tượng bị kiểm tra nhiều nhất.
Thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra heo của các thương lái có biểu hiện bất thường này” - ông Thảo cho hay.
Ông Nguyễn Xuân Dương, cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết dù có nhiều nỗ lực của cơ quan chức năng, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo vẫn diễn biến phức tạp.
Thời gian qua thông tin đại chúng đưa nhiều vụ phát hiện sử dụng chất tạo nạc cấm ở khu vực TP.HCM và Đồng Nai nhưng không có nghĩa là các nơi khác không có.
Hiện trạng sử dụng chất tạo nạc cấm đã lan rộng ra nhiều địa phương cả nước.
“Không phát hiện là do chưa kiểm tra mà thôi” - ông Dương cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích đất trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm dần, do nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác thu được lợi nhuận cao hơn.

Để chuẩn bị con giống thả nuôi trên diện tích 1ha, ông Long sử dụng bể xi măng có diện tích khoảng 700m2 để ương dưỡng 900.000 con giống tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi. Hiện nay mới vào giai đoạn giữa kỳ ương dưỡng nhưng tôm ăn mạnh, lớn nhanh.

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

Sáng ngày 29-8, tại TP. Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia khai mạc hội thi “Người chăn nuôi heo giỏi vùng Đông Nam bộ năm 2013”. Tham dự hội thi có gần 300 người chăn nuôi heo tiêu biểu thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ.

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) vừa họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của silic đến sinh trưởng năng suất và chất lượng giống đậu phộng L14 tại Thoại Sơn, An Giang”, do Thạc sĩ Phạm Thị Kiều Oanh-Trạm Khuyến nông Thoại Sơn làm chủ nhiệm.