Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biện Pháp Quản Lý Bệnh Thối Rễ, Chết Cành Mãng Cầu Xiêm Ở Huyện Tân Phú Đông

Biện Pháp Quản Lý Bệnh Thối Rễ, Chết Cành Mãng Cầu Xiêm Ở Huyện Tân Phú Đông
Ngày đăng: 19/08/2013

Vừa qua, Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh Tiền Giang tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài "Biện pháp quản lý bệnh thối rễ, chết cành mãng cầu xiêm ở huyện Tân Phú Đông", đề tài do ThS. Đặng Thùy Linh làm Chủ nhiệm, Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì, với mục tiêu xác định tác nhân gây bệnh thối rễ, chết cành của cây mãng cầu xiêm, từ đó tìm ra biện pháp phòng trừ tổng hợp thích hợp, hiệu quả.

Sau 2 năm thực hiện trên 100 hộ tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Tân Thạnh với tổng diện tích 401.100m2, nhóm nghiên cứu ghi nhận có 57% vườn bị bệnh thối rễ với chỉ số bệnh trung bình 14% và 31% vườn bị bệnh chết cành với chỉ số bệnh trung bình 3,4%. Bệnh thối rễ, chết cành cây mãng cầu xiêm được nhóm nghiên cứu xác định là do sự kết hợp của nhiều tác nhân gây bệnh. Trong đó, bệnh thối rễ là do sự kết hợp giữa nấm Calonectria variabillis và tuyến trùng Pratylenchus sp...

Khi có sự xuất hiện đồng thời của tuyến trùng Pratylenchus spp. và nấm, bệnh thối rễ xảy ra nặng hơn. Ngoài ra, cũng còn có một số tác nhân không sinh học là lạm dụng thuốc làm chín trái (hoạt chất ethaphon) khai thác tối đa, triệt để trái trên cây...; nấm Diaporthe phaseolorum gây chết nhánh, cành nhỏ của cây mãng cầu xiêm và nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae gây chết nhánh, loét cành và thân cây mãng cầu xiêm.

Cây bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém dần, cây suy yếu còi cọc. Lá vàng nhợt nhạt, lá già bị vàng, sau đó héo úa và rụng dần trên một số hay phần lớn các cành, dẫn đến hiện tượng bị trơ cành, chết nhánh và thương tổn thân. Rễ tơ và rễ cái đều bị hoại tử, biểu hiện thường thấy là thối đen lốm đốm phần vỏ rễ trước và lan sâu. Phần rễ cái bị thối đen, kèm theo là các vết nứt theo chiều dọc của rễ, sau đó vết bệnh lan rộng dần ra toàn hệ thống rễ.

Bệnh chết cành, lá bị héo vàng, rụng trơ cành và gây chết những cành nhỏ bên ngoài ngọn cành, sau đó bệnh lan dần và tấn công ngược vào cành chính, gây chết những cành lớn hơn. Trên bề mặt cành bị bệnh xuất hiện đầy những hạt nhỏ li ti màu nâu đen, đó là quả thể hay bào tử nấm gây bệnh.

Triệu chứng loét cành và thân cây, có vết bệnh hơi lõm xuống, sau đó vết bệnh lớn dần, bề mặt vỏ cành (chỗ lõm) nứt dọc, vỏ cây bị bong ra, bề mặt vết bệnh hóa bần. Vệt màu nâu ở các vùng dẫn có thể nhìn thấy khi tách cành cây theo chiều dọc.

Ở điều kiện vườn mãng cầu xiêm, các nghiệm thức thuốc Funomyl, ViCarben cho hiệu quả phòng trị nấm gây bệnh thối rễ cao, chỉ số bệnh giảm từ 50% xuống còn 25% tại thời điểm 60 ngày sau xử lý lần 5. Hay nghiệm thức thuốc Nokaph cho hiệu quả phòng trị tuyến trùng Pratylenchus sp. cao nhất, kế đến là các nghiệm thức thuốc Maplogic, Cazinon, Regent và Oncol.

Khi sử dụng kết hợp thuốc hóa học, phân hữu cơ và nấm đối kháng (các nghiệm thức Funomyl- Viarben- Funomyl; ViCarbendarzim- Dynamic + Trichoderma; Funomyl- ViCarben- Dynamic + Trichoderma) cho hiệu quả tốt hơn so với các nghiệm thức khác (Dynamic + Trichoderma + Dynamic cho hiệu quả rất kém).

Khi thực hiện thí nghiệm phòng trị tổng hợp bệnh thối rễ, chết cành, tất cả các nghiệm thức xử lý thuốc (Agri- Fos + Nokaph + Topsin, Agri- Fos + Nokaph + Funomyl, Agri- Fos + Nokaph + Carbendarzim và Agri- Fos + Nokaph + Folicur) cho thấy hiệu quả rất tốt (chỉ số bệnh giảm còn 15% - 20%) so với nghiệm thức đối chứng (chỉ số bệnh 65%) tại thời điểm 60 ngày sau xử lý lần 4. Ngoài ra, mật số tuyến trùng Pratylenchus sp. trong đất và rễ ở các nghiệm thức xử lý thuốc giảm đáng kể so với trước khi xử lý hay đối chứng không xử lý thuốc.

Bên cạnh đó, nhóm thực hiện cũng xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp bệnh thối rễ cây mãng cầu xiêm ở huyện Tân Phú Đông. Đề tài được Hội đồng thống nhất nghiệm thu, đánh giá xếp loại B và giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông ứng dụng và phổ biến cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Gạo Đối Mặt Nhiều Thách Thức Xuất Khẩu Gạo Đối Mặt Nhiều Thách Thức

Ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến 30/9/2014 các DN xuất khẩu gạo cả nước đã ký hợp đồng xuất khẩu được khoảng 6,51 triệu tấn gạo. Số hợp đồng này bao gồm cả 613.000 tấn chuyển sang từ năm 2013.

11/10/2014
Bến Tre Phòng Bệnh Tôm Nuôi Cuối Năm 2014 Bến Tre Phòng Bệnh Tôm Nuôi Cuối Năm 2014

Ngày 19-8-2014, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Công văn số 3492 về thời gian tạm ngưng vụ nuôi tôm biển năm 2014 và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn các huyện Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.

11/10/2014
Nuôi Gà Ai Cập Lai Chuyên Trứng Sử Dụng Đệm Lót Sinh Thái Mô Hình Mới Cần Nhân Rộng Nuôi Gà Ai Cập Lai Chuyên Trứng Sử Dụng Đệm Lót Sinh Thái Mô Hình Mới Cần Nhân Rộng

Những năm gần đây, người chăn nuôi chưa thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nên tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm liên tiếp xảy ra ở nhiều địa phương, gây ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Do vậy, việc xây dựng các mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi là rất cần thiết.

11/10/2014
Nuôi Cừu Ở Sông Quao Nuôi Cừu Ở Sông Quao

Về Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc) - nơi đầu nguồn nước sông Quao, ai cũng biết vùng đất thích hợp cho bò, dê sinh trưởng và phát triển, nhưng không mấy ai để ý đến một đàn cừu khoảng hơn 600 con cũng đang phát triển và cho người chăn nuôi thu nhập cao.

13/10/2014
Nho “Lạ” Ngập Thị Trường Nho “Lạ” Ngập Thị Trường

Thị trường TP HCM và một số tỉnh lân cận đang xuất hiện một loại nho “lạ” có màu tím nhạt, quả to, vỏ mỏng và không hạt được rao bán khắp nơi dưới mác "nho Ninh Thuận" với giá chỉ từ 20.000-30.000 đồng/kg.

13/10/2014