Biện Pháp Chống Rét Cho Cây Trồng

Phủ lên bề mặt luống mạ một lớp mỏng tro rơm rạ để giữ ấm, ẩm cho ruộng mạ.
1. Đối với mạ xuân
Đối với diện tích đã gieo mạ, cần áp dụng các biện pháp như:
- Phủ lên bề mặt luống mạ một lớp mỏng tro rơm rạ để giữ ấm, ẩm cho ruộng mạ.
- Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.
- Che phủ nilon cho mạ khi nhiệt độ ngoài trời
Từ khi gieo đến khi mạ có 1 lá, mạ phải được phủ nilon kín hoàn toàn. Sau đó, tùy theo thời tiết mà che hoặc dỡ nilon cho phù hợp. Khi nhiệt độ >180C, ban ngày mở 2 đầu luống để thoát hơi nước cho mạ, ban đêm che kín. Trước khi cấy 4 ngày, ban ngày cần mở 2 bên mép luống để luyện mạ, nếu trời ấm thì mở toàn bộ luống mạ; ban đêm đậy kín giữ ấm cho mạ.
- Không bón phân đạm, NPK cho mạ, chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót và tăng cường bón thúc phân kali để tăng khả năng chống rét cho cây mạ. Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân bón qua lá, các chế phẩm sinh học phun cho mạ để tăng khả năng chống chịu cho mạ.
Để đảm bảo cho cây mạ sinh trưởng tốt, tuyệt đối không gieo mạ những ngày nhiệt độ dưới 13 độ C. Hạt thóc giống đã nảy mầm cần bảo quản trong phòng kín, tưới nước ấm, phủ bao tải dứa hoặc bao tải gai để tránh khô mầm trước khi gieo.
Đối với những diện tích mạ đã đủ tiêu chuẩn cấy nhưng do điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại (dưới 13 độ C) thì ngừng cấy, giữ mạ lại chờ khi nào nhiệt độ ấm thì cấy.
2. Đối với lúa mới cấy và gieo thẳng (gieo sạ)
Không để ruộng lúa mới cấy bị hạn. Cần đưa nước vào ruộng duy trì ở mực nước tối thiểu 2 - 3cm liên tục để giữ lúa ấm chân. Đối với diện tích lúa mới gieo sạ không tháo nước vào ruộng, tăng cường bón tro bếp, phân lân. Tuyệt đối không được bón phân đạm, các loại phân bón lá vào những ngày rét đậm rét hại, nhiệt độ dưới 13 độ C.
Khi thời tiết ấm trở lại (nhiệt độ trên 18 độ C) cần tranh thủ bón thúc phân đạm, NPK, bổ sung thêm phân lân đồng thời tiến hành sục bùn để kích thích rễ phát triển. Duy trì mực nước nông để lúa sinh trưởng thuận lợi và đẻ nhánh sớm.
3. Đối với rau màu
- Bón phân cân đối và đầy đủ giúp cây trồng khỏe mạnh. Bón nhiều phân kali, giảm phân đạm trong các đợt rét đậm giúp cây trồng tăng khả năng chống rét.
- Tưới nước đủ ẩm trong những ngày rét đậm. Những ngày có sương muối giá buốt dùng thùng ô doa hay vòi bơm tưới, phun trên mặt lá làm rụng, tan hạt sương tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng.
- Sử dụng màng phủ nông nghiệp cũng có tác dụng chống rét, giữ ấm cho cây trồng rất tốt ngoài các ưu điểm khác như hạn chế cỏ dại, giữa ẩm, tiết kiệm phân bón và nước tưới, hạn chế côn trùng, sâu bệnh gây hại…
- Đối với lạc, đậu tương, ngô xuân...: không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ thấp dưới 13 độ C kéo dài cho dù thời vụ đã đến.
- Khi thời tiết ấm trở lại, cần tập trung chăm sóc (bón phân, tưới nước, xới xáo, phòng trừ sâu bệnh...) để cây trồng nhanh chóng phục hồi sinh trưởng.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ngành chức năng đã liên tục cảnh báo về sự suy giảm nguồn nước mặt, nước ngầm, đồng thời kêu gọi sự vào cuộc của cả cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hơn tài nguyên nước.

Thời gian qua, để giúp nông dân nắm vững khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa có chất lượng vào sản xuất, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như tập huấn ICM, hội thảo đầu bờ, xây dựng mô hình trình diễn…

Theo Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thì trong giai đoạn 2011-2013, ngành đã triển khai thực hiện được 3 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi, 4 đề tài KH&CN cấp tỉnh và 3 nhiệm vụ hỗ trợ phát triển KH&CN cấp cơ sở.

Tại Hội thảo “Giới thiệu công nghệ sản xuất nông sản an toàn và bảo vệ môi trường” được tổ chức mới đây ở thị xã Gia Nghĩa, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng đã cho rằng, Đắk Nông có những lợi thế lớn trong việc trồng cây ca cao.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, để giúp người nông dân có giống khoai lang Nhật Bản (KLNB) đạt chất lượng, các ngành chức năng đã hỗ trợ một số hộ triển khai sản xuất giống thuần chủng bằng phương pháp cấy mô. Gia đình anh Bùi Văn Đạt, trú ở thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh (Đắk Song) đã ứng dụng thành công phương pháp này.