Biến đổi khí hậu đe dọa tương lai ngành cà phê Việt Nam

Giá cà phê Việt Nam tuần này đã giảm xuống 34,5 - 35,7 triệu đồng (1.586 – 1.641 USD)/tấn, mức thấp nhất trong vòng gần 16 tháng và một số chuyên gia nhận định giá có thể sẽ còn tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất 4 năm do giá thế giới sụt giảm.
Tuần trước, Volcafe (thuộc ED&F Man) đã nâng dự báo về sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2015/16 lên 154,5 triệu bao trên cơ sở sản lượng của Brazil và nhiều nước khác sẽ tăng. Sản lượng cà phê thế giới vụ 2014/15 cũng được điều chỉnh tăng thêm 1,6 triệu bao lên 143,8 triệu bao.
Tuy nhiên, xu hướng ở Việt Nam lại trái ngược. Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) ngày 8/5 công bố báo cáo cho biết niên vụ cà phê 2014/2015 đã thu hoạch xong với sản lượng giảm 20% so với niên vụ trước. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chưa dừng lại.
Báo Guardian dẫn lời ông Nguyễn Văn Việt, một nông dân trồng cà phê 44 tuổi, cho biết lần mưa gần đây nhất cách nay đã gần 4 tháng. Sống ở miền Trung đã hai thập kỷ nay và ông chưa bao giờ thấy tình cảnh này. “Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng hơn thập kỷ, một số người còn không có đủ nước để uống”, ông Việt cho biết.
Đối với ông Việt và hàng những người trồng cà phê khác, vụ mùa này thật tồi tệ. Hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng đến tất cả 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên – nơi chiếm 60% sản lượng của cả nước.
“Thông thường, mưa bắt đầu đến từ tháng 3 hoặc tháng 4, nhưng năm nay cho đến giờ vẫn chưa có mưa”, ông Việt cho biết, và theo kinh nghiệm của ông thì: “việc trồng cà phê ngày càng trở nên khó khăn hơn bởi thiếu nước. Nhiệt độ đang ngày càng tăng, còn mưa thì ngày càng giảm”.
Vườn cà phê gần 4.000 m2 của ông ở Đắc Lắc năm nay bị mất trắng.
Nhiều diện tích cà phê ở Đắc Lắc – nơi góp 30% sản lượng cà phê cả nước năm ngoái - đã chết khô từ tháng 3. Tỉnh Lâm Đồng cũng trong tình trạng tương tự.
Nghịch lý là trong khi vụ mùa tới sản lượng có thể sẽ giảm mạnh thì xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm 2015 lại giảm gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái, ước tính chỉ đạt 578 nghìn tấn, trị giá 1,2 tỷ USD (giảm lần lượt 39,4% và 38%).
Việt Nam là nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới. Đây là loại thường được sử dụng để chế biến cà phê hòa tan và cà phê espresso.
Cây cà phê được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 19. Loại cây này phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở một số khu vực của Việt Nam, và mấy thập kỷ qua đã giúp nhiều người dân thoát nghèo. Ngành này phát triển nhanh chóng vào những năm 1990, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, và cung cấp khoảng 1/4 cho thị trường Anh.
Tuy nhiên, tình trạng phá rừng, độc canh cây cà phê và sử dụng nhiều thuốc trừ sâu đã làm ảnh hưởng tới môi trường ở những khu vực này, góp phần làm gia tăng biến đổi khí hậu và cạn kiệt nguồn nước.
Từ năm 1960, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng 0,40C, và số ngày nóng trung bình năm cũng tăng lên.
Liên Hiệp Quốc dự báo sự biến đổi khí hậu sẽ làm cho nhiệt độ tăng 2,3 độ C vào năm 2100. Số ngày nóng ở Tây Nguyên dự báo sẽ tăng lên 134 vào năm 2050 và 230 vào năm 2100. Mặc dù giống cà phê robusta chịu nhiệt đột cao tốt hơn arabica, song việc nhiệt độ tăng có thể sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây.
“Nếu nhiệt độ tăng quá ngưỡng thì hoa sẽ không đậu quả”, ông Dave D'Haeze, chuyên gia tư vấn về môi trường thuộc Hanns R Neumann Foundation cho biết.
Nhưng những vấn đề đó còn chưa xảy ra. Vấn đề chính lúc này là thiếu nước. Lượng mưa ở tỉnh Đắc Lắc cho tới nay ít hơn 86% so với năm ngoái. Ở Lâm Đồng, mức nước ở các hồ chứa hiện cũng thấp hơn 1 mét so với năm ngoái.
Việc mở rộng các vườn cà phê trong những năm gần đây khiến tình trạng thiếu nước càng trở nên trầm trọng.
“Vấn đề lớn nhất là các vườn cà phê phụ thuộc vào hệ thống nước tưới”, ông Kerstin Linne, nhà tư vấn đã có công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam cho biết. “Nông dân đang sử dụng nước ngầm và nguồn nước ngầm đã suy giảm. Với nhiệt độ tăng, nước sẽ bốc hơi nhiều hơn và tần suất cũng như mực nước mưa cũng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm hiện nay vẫn được tự do (không có sự kiểm soát) và ngay cả nông dân cũng không biết rõ mình sử dụng bao nhiêu nước”.
Mặc dù các dự báo cho rằng sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam sẽ khiến cho lượng mưa vào mùa mưa nhiều hơn trước, song theo Liên Hiệp Quốc thì vào mùa khô lượng mưa sẽ giảm 20%.
Ông D'Haeze đang làm việc cùng những người trồng cà phê để xác định chính xác lượng nước sử dụng để tưới cho cây cà phê. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp thì vào khoảng 400-500 lít cho mỗi cây, song ông D'Haeze cho rằng thực tế cần ít hơn, chỉ khoảng 350 lít.
“Hiện chúng tôi cho rằng lượng nước đang sử dụng để tưới là quá nhiều”, ông D'Haeze cho biết, và thêm rằng: “Nếu mọi người đều sử dụng đúng lượng nước vào đúng thời điểm, chúng tôi cho rằng sẽ có đủ nước cho mùa khô”.
Có thể bạn quan tâm

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

Sau thất bại của cy tiu, một số hộ dn ở x Thanh Ph (TX. Bình Long) đ chuyển đổi sang chăn nuôi để phát triển kinh tế. Với đặc điểm đất ít, nhiều hộ nuôi heo công nghiệp hiện đại đ từng bước hoàn chỉnh mô hình khp kín để tận thu nguồn lợi từ chăn nuôi. Cũng từ đó, mô hình chăn nuôi theo nhóm ra đời.

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.

Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.