Biến đất hoang thành trang trại doanh thu tiền tỷ

Trang trại chăn nuôi của ông Quang cho doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng mỗi năm.
Vốn đam mê chăn nuôi, hơn 10 năm nay ông Lê Xuân Quang tự đọc sách báo để học hỏi kiến thức kỹ thuật, cách phòng, trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và cầm tay chỉ việc cho từng lao động tại trang trại.
Ông Quang kể: “Năm 2005, tôi vay 300 triệu đồng thuê khu đất cằn gần 1ha để phát triển chăn nuôi.
2 năm đầu, mỗi năm tôi nuôi 200 con heo thịt, 2 con bò sinh sản, 1.000 con vịt đẻ.
Giờ đây trang trại có 1.500 con heo thịt/lứa (2 lứa/năm); 600 con gà, 6 con bò sinh sản (bán 3 con/năm)...
Ngoài ra, tôi còn trồng 1ha keo lai.
Nhờ vậy, tổng doanh thu trang trại mỗi năm đạt khoảng 1,5 tỷ đồng, lãi ròng hơn 500 triệu đồng/năm”.
Ngoài việc tiêm phòng vật nuôi theo định kỳ, ông Quang còn xây hẳn một phòng sát trùng dành cho những ai muốn vào “mục sở thị” khu vực chăn nuôi của ông và cả công nhân mỗi khi vào trang trại.
“Việc này rất quan trọng, bởi môi trường sống không ô nhiễm thì vật nuôi mới tránh được mầm bệnh.
Chứ để có bệnh mới chữa thì coi như mất đứt vốn liếng.
Nhờ quy định này mà hơn 10 năm chăn nuôi, tôi chưa bao giờ thua lỗ”- ông Quang thổ lộ.
Nhiều năm nay, ông Quang đã phối hợp một doanh nghiệp phát triển đàn heo thịt hơn 3.000 con/năm.
Ông cho hay: “Tôi chăn nuôi heo với quy mô lớn nên không dám làm liều.
Khi có đầu ra ổn định thì mình nuôi không lo giá cả thị trường biến động”. Hiện tại, trang trại của ông Quang thuê 6-8 nhân công thường xuyên.
Nhiều hộ khó khăn muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, ông Quang đều tận tình chia sẻ để tìm được con giống, cách thức chăn nuôi và thị trường sản phẩm giá cao.
Theo đại diện của Hội ND tỉnh Bình Định, bình quân mỗi năm ông Quang giúp đỡ được 1 hộ dân tại địa phương thoát nghèo.
Nhiều năm liền, ông Quang đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh”.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và nguồn lao động dồi dào, UBND huyện Yên Thành (Nghệ An) đã xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng nấm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại thu nhập cao cho nông dân

Trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác nhưng nhờ biết tận dụng tối đa diện tích đất bằng các biện pháp trồng xen, nuôi xen đã giúp cho nhiều hộ nông dân tăng nguồn thu nhập đáng kể. Nông dân sản xuất giỏi được nhiều người biết đến đó là ông Uông Thành Nam ở ấp Mỹ Đức, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam là một trong những hộ nông dân áp dụng thành công mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa kết hợp với trồng bưởi da xanh và nuôi ba ba lợi nhuận từ 4 công vườn đem lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cây dưa hấu không ít lần khiến nhiều hộ dân ở Bình Định đổ nước mắt, thậm chí lâm cảnh tán gia bại sản vì thua lỗ. Sự phát triển ào ạt của dưa hấu không tuân thủ quy hoạch dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.

Nấm Phytopthora hại rễ là nguyên nhân chính gây nên bệnh “chết nhanh” trên tiêu ở Tây Nguyên.

Trong những năm gần đây phong trào chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam phát triển mạnh, đây là khâu đột phá kinh tế mũi nhọn của địa phương tập trung nhiều nhất ở các xã: Cẩm Sơn, Tân Trung, Thành Thới A, Thành Thới B, Minh Đức… với tổng đàn heo toàn huyện lên đến trên 343.000 con, trong đó có 35 trang trại đang hoạt động tốt và 32 trang trại heo đảm bảo số lượng đàn giống sinh sản từ 20-100 con và heo thịt từ 100-500 con đều đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường.