Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biến đất hoang thành trang trại doanh thu tiền tỷ

Biến đất hoang thành trang trại doanh thu tiền tỷ
Ngày đăng: 16/11/2015

Trang trại chăn nuôi của ông Quang cho doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Vốn đam mê chăn nuôi, hơn 10 năm nay ông Lê Xuân Quang tự đọc sách báo để học hỏi kiến thức kỹ thuật, cách phòng, trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và cầm tay chỉ việc cho từng lao động tại trang trại.

Ông Quang kể: “Năm 2005, tôi vay 300 triệu đồng thuê khu đất cằn gần 1ha để phát triển chăn nuôi.

2 năm đầu, mỗi năm tôi nuôi 200 con heo thịt, 2 con bò sinh sản, 1.000 con vịt đẻ.

Giờ đây trang trại có 1.500 con heo thịt/lứa (2 lứa/năm); 600 con gà, 6 con bò sinh sản (bán 3 con/năm)...

Ngoài ra, tôi còn trồng 1ha keo lai.

Nhờ vậy, tổng doanh thu trang trại mỗi năm đạt khoảng 1,5 tỷ đồng, lãi ròng hơn 500 triệu đồng/năm”.

Ngoài việc tiêm phòng vật nuôi theo định kỳ, ông Quang còn xây hẳn một phòng sát trùng dành cho những ai muốn vào “mục sở thị” khu vực chăn nuôi của ông và cả công nhân mỗi khi vào trang trại.

“Việc này rất quan trọng, bởi môi trường sống không ô nhiễm thì vật nuôi mới tránh được mầm bệnh.

Chứ để có bệnh mới chữa thì coi như mất đứt vốn liếng.

Nhờ quy định này mà hơn 10 năm chăn nuôi, tôi chưa bao giờ thua lỗ”- ông Quang thổ lộ.

Nhiều năm nay, ông Quang đã phối hợp một doanh nghiệp phát triển đàn heo thịt hơn 3.000 con/năm.

Ông cho hay: “Tôi chăn nuôi heo với quy mô lớn nên không dám làm liều.

Khi có đầu ra ổn định thì mình nuôi không lo giá cả thị trường biến động”. Hiện tại, trang trại của ông Quang thuê 6-8 nhân công thường xuyên.

Nhiều hộ khó khăn muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, ông Quang đều tận tình chia sẻ để tìm được con giống, cách thức chăn nuôi và thị trường sản phẩm giá cao.

Theo đại diện của Hội ND tỉnh Bình Định, bình quân mỗi năm ông Quang giúp đỡ được 1 hộ dân tại địa phương thoát nghèo.

Nhiều năm liền, ông Quang đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh”.


Có thể bạn quan tâm

Giá Cao Su Xuống Thấp, Nhiều Hộ Dân Huyện Thạch Thành Ngừng Cạo Mủ Giá Cao Su Xuống Thấp, Nhiều Hộ Dân Huyện Thạch Thành Ngừng Cạo Mủ

Từ đầu năm đến nay, giá mủ cao su liên tục giảm khiến nhiều hộ dân trồng cao su ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) thất thu lớn. Hiện tại, giá mủ cao su nước bán tại vườn chỉ còn 13.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/2, thậm chí 1/3 giá các năm trước.

07/11/2013
Rau Màu Châu Phú “Xuất Khẩu” Rau Màu Châu Phú “Xuất Khẩu”

Cùng với việc canh tác cây lúa, huyện Châu Phú (An Giang) có khá nhiều vùng chuyên canh rau màu, chủ yếu tập trung ở các xã: Khánh Hòa, Mỹ Đức, Bình Thủy. Khi thị trường nội địa không thể tiêu thụ hết sản phẩm của nông dân thì việc đưa rau màu Châu Phú “xuất khẩu” sang Campuchia đang là hướng đi cho hiệu quả khả quan.

07/11/2013
Sản Xuất Thủy Sản Có Dấu Hiệu Phục Hồi Sản Xuất Thủy Sản Có Dấu Hiệu Phục Hồi

Những tháng đầu năm 2013, cơ cấu kinh tế của huyện Đầm Dơi (Cà Mau) chuyển dịch đúng hướng và tăng trưởng khá. Các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất được đẩy nhanh tiến độ, diện tích nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến ngày càng được mở rộng, nên sản xuất nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu phục hồi.

08/11/2013
Vi Phạm Khai Thác Thủy Sản Gia Tăng Vi Phạm Khai Thác Thủy Sản Gia Tăng

Tình hình vi phạm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

08/11/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất

Về xã Yên Hồ (Đức Thọ - Hà Tĩnh) trong những ngày cuối thu, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch UBND xã dẫn đi “mục sở thị” hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất của anh Lê Thanh Hà - một điển hình của công đoàn xã trong phát triển kinh tế.

08/11/2013