Biến đất hoang thành trang trại doanh thu tiền tỷ

Trang trại chăn nuôi của ông Quang cho doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng mỗi năm.
Vốn đam mê chăn nuôi, hơn 10 năm nay ông Lê Xuân Quang tự đọc sách báo để học hỏi kiến thức kỹ thuật, cách phòng, trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và cầm tay chỉ việc cho từng lao động tại trang trại.
Ông Quang kể: “Năm 2005, tôi vay 300 triệu đồng thuê khu đất cằn gần 1ha để phát triển chăn nuôi.
2 năm đầu, mỗi năm tôi nuôi 200 con heo thịt, 2 con bò sinh sản, 1.000 con vịt đẻ.
Giờ đây trang trại có 1.500 con heo thịt/lứa (2 lứa/năm); 600 con gà, 6 con bò sinh sản (bán 3 con/năm)...
Ngoài ra, tôi còn trồng 1ha keo lai.
Nhờ vậy, tổng doanh thu trang trại mỗi năm đạt khoảng 1,5 tỷ đồng, lãi ròng hơn 500 triệu đồng/năm”.
Ngoài việc tiêm phòng vật nuôi theo định kỳ, ông Quang còn xây hẳn một phòng sát trùng dành cho những ai muốn vào “mục sở thị” khu vực chăn nuôi của ông và cả công nhân mỗi khi vào trang trại.
“Việc này rất quan trọng, bởi môi trường sống không ô nhiễm thì vật nuôi mới tránh được mầm bệnh.
Chứ để có bệnh mới chữa thì coi như mất đứt vốn liếng.
Nhờ quy định này mà hơn 10 năm chăn nuôi, tôi chưa bao giờ thua lỗ”- ông Quang thổ lộ.
Nhiều năm nay, ông Quang đã phối hợp một doanh nghiệp phát triển đàn heo thịt hơn 3.000 con/năm.
Ông cho hay: “Tôi chăn nuôi heo với quy mô lớn nên không dám làm liều.
Khi có đầu ra ổn định thì mình nuôi không lo giá cả thị trường biến động”. Hiện tại, trang trại của ông Quang thuê 6-8 nhân công thường xuyên.
Nhiều hộ khó khăn muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, ông Quang đều tận tình chia sẻ để tìm được con giống, cách thức chăn nuôi và thị trường sản phẩm giá cao.
Theo đại diện của Hội ND tỉnh Bình Định, bình quân mỗi năm ông Quang giúp đỡ được 1 hộ dân tại địa phương thoát nghèo.
Nhiều năm liền, ông Quang đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh”.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù, năm nay, trên các diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã thu hoạch được 70% tổng sản lượng, tôm sú đang thu hoạch, năng suất đạt khá cao song người dân nơi đây vẫn thấp thỏm lo âu và chưa mạnh dạn đầu tư ở vụ tới do đang là cao điểm của mùa mưa, bão.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt tại hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực ĐBSCL” vừa tổ chức tại tỉnh Bến Tre…

Theo ông Trần Tự, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), toàn thị xã hiện có khoảng 1.700ha mía bị bệnh trắng lá, tăng mạnh so với năm ngoái, tỷ lệ phổ biến 5% - 10%, có nơi trên 50% và đang lan rộng.

Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.

Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.