Biến đất hoang thành trang trại doanh thu tiền tỷ

Trang trại chăn nuôi của ông Quang cho doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng mỗi năm.
Vốn đam mê chăn nuôi, hơn 10 năm nay ông Lê Xuân Quang tự đọc sách báo để học hỏi kiến thức kỹ thuật, cách phòng, trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và cầm tay chỉ việc cho từng lao động tại trang trại.
Ông Quang kể: “Năm 2005, tôi vay 300 triệu đồng thuê khu đất cằn gần 1ha để phát triển chăn nuôi.
2 năm đầu, mỗi năm tôi nuôi 200 con heo thịt, 2 con bò sinh sản, 1.000 con vịt đẻ.
Giờ đây trang trại có 1.500 con heo thịt/lứa (2 lứa/năm); 600 con gà, 6 con bò sinh sản (bán 3 con/năm)...
Ngoài ra, tôi còn trồng 1ha keo lai.
Nhờ vậy, tổng doanh thu trang trại mỗi năm đạt khoảng 1,5 tỷ đồng, lãi ròng hơn 500 triệu đồng/năm”.
Ngoài việc tiêm phòng vật nuôi theo định kỳ, ông Quang còn xây hẳn một phòng sát trùng dành cho những ai muốn vào “mục sở thị” khu vực chăn nuôi của ông và cả công nhân mỗi khi vào trang trại.
“Việc này rất quan trọng, bởi môi trường sống không ô nhiễm thì vật nuôi mới tránh được mầm bệnh.
Chứ để có bệnh mới chữa thì coi như mất đứt vốn liếng.
Nhờ quy định này mà hơn 10 năm chăn nuôi, tôi chưa bao giờ thua lỗ”- ông Quang thổ lộ.
Nhiều năm nay, ông Quang đã phối hợp một doanh nghiệp phát triển đàn heo thịt hơn 3.000 con/năm.
Ông cho hay: “Tôi chăn nuôi heo với quy mô lớn nên không dám làm liều.
Khi có đầu ra ổn định thì mình nuôi không lo giá cả thị trường biến động”. Hiện tại, trang trại của ông Quang thuê 6-8 nhân công thường xuyên.
Nhiều hộ khó khăn muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, ông Quang đều tận tình chia sẻ để tìm được con giống, cách thức chăn nuôi và thị trường sản phẩm giá cao.
Theo đại diện của Hội ND tỉnh Bình Định, bình quân mỗi năm ông Quang giúp đỡ được 1 hộ dân tại địa phương thoát nghèo.
Nhiều năm liền, ông Quang đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh”.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp bà con ngư dân bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản, UBND xã phối hợp với ngành Nông nghiệp hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật khai thác, đánh bắt kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm giúp nhiều chủng loại thủy sản trên đầm phá ngày càng phong phú hơn, ông Bảo cho biết them.

Chi cục Thú y vừa tiến hành tiêu hủy 807 con gà 61 ngày tuổi bị cúm gia cầm H5N1 của hộ ông Ngô Đình Phùng, thuộc tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột (Dak Lak).

Cây mì ở Bình Phước thời gian trước chủ yếu trồng xen trong các vườn cao su non, điều, vườn cây ăn trái... khi chưa khép tán. Với sản lượng nói trên, củ mì ở Bình Phước không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn mà còn cung cấp cho các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai...

Sáng 31-7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (Sở NN&PTNT) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của trên 100 nông dân trong, ngoài tỉnh.

Ở tỉnh ta, các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã hình thành khá sớm, còn mô hình liên minh sản xuất (LMSX) thì chỉ mới ra đời cách nay 5 năm cùng với hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản.