BIDV Tài Trợ Đóng Mới 27 Tàu Đánh Bắt Hải Sản Công Suất Lớn

Ngày 3.6, Lễ ký kết “Tài trợ tín dụng đóng mới và phát triển đội tàu công suất lớn giai đoạn 2014-2017” do UBND tỉnh phối hợp với Ngân hàng ĐT-PT Việt Nam (BIDV) tổ chức đã diễn ra tại TP Quy Nhơn. Các đồng chí: Nguyễn Văn Thiện - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Hữu Lộc - Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV đã đến dự và chứng kiến lễ ký.
Theo BTC, việc tài trợ tín dụng là hoạt động cụ thể theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chương trình “Tín dụng khai thác hải sản xa bờ (KTHSXB)”. Theo đó, giai đoạn từ năm 2014 đến 2017, tỉnh Bình Định và BIDV sẽ hợp tác phát triển đội tàu công suất lớn; đồng thời ký kết tài trợ tín dụng đóng mới, thuê mua và thuê hoạt động tàu đánh bắt xa bờ (ĐBXB) công suất lớn với các ngư dân, các đơn vị thuê mua, cho thuê khai thác của tỉnh.
Cụ thể, BIDV đã ký kết tài trợ tín dụng giai đoạn đầu đóng mới 27 tàu đánh bắt hải sản công suất lớn trị giá khoảng 150 tỉ đồng cho các doanh nghiệp và hộ ngư dân; trong đó Công ty CP Thủy sản Bình Định là 13 tàu, hộ ngư dân 13 tàu; đóng mới 1 tàu vỏ sắt công suất 1.000CV để tặng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Tỉnh Đoàn Bình Định được tiếp nhận, quản lý và khai thác sau khi hoàn thành đóng mới).
Cũng theo BTC, trong giai đoạn 2014-2017, tỉnh Bình Định sẽ phát triển bổ sung thêm khoảng 100 tàu ĐBXB, chủ yếu là tàu vỏ sắt có công suất lớn từ 1.000CV trở lên. Tại lễ ký kết, BIDV còn ký thỏa thuận phối hợp xây dựng cột cờ trên đảo Nhơn Châu; trao tặng Quỹ Hỗ trợ ngư dân Bình Định 1,2 tỉ đồng và hỗ trợ y tế, giáo dục cho các làng chài, ngư dân trong tỉnh 400 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Bổ sung nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, Chi hội nghề cá Hà Giang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế) vừa tự nguyện góp tiền thả 3 tạ cá dìa, kích cỡ 2cm ra đầm phá.

Ông Đinh Như Trực (58 tuổi), ở thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nuôi ếch trong lồng lưới.

Dù đã trải qua nhiều thăng trầm, song qua thời gian, mô hình luân canh tôm - lúa đã thể hiện nhiều ưu thế phù hợp với xu thế phát triển chung; nhất là tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Năm 2012, toàn tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề do nạn tôm chết trên diện rộng. Diện tích tôm bị chết lên đến gần 24.000 ha, chiếm hơn 56% diện tích thả nuôi, trong đó chủ yếu là tôm sú. Đa số diện tích nuôi tôm sú bị chết là do bị bệnh đốm trắng và hoại tử dưới vỏ. Chính vì vậy, vụ nuôi tôm 2013 này, bà con nông dân đã cạn kiệt vốn, không còn khả năng đầu tư mới. Cho đến giữa tháng 5/2013 mà diện tích nuôi tôm mới đạt 20% kế hoạch. Ngành thủy sản đã đúc kết mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng để phổ biến cho bà con nông dân xem đó là cứu cánh cho vùng nuôi tôm Sóc Trăng.

Dự án sản xuất phát triển kinh tế hộ được triển khai đến các hộ nghèo trên địa bàn xã Bình Đức (Châu Thành - Tiền Giang), từ tháng 8-2012 đến tháng 8-2013 với sự tham gia của 20 hộ. Đây là những hộ khó khăn, không có nhiều đất cũng như vốn sản xuất nhưng chăm chỉ làm ăn và mong muốn thoát nghèo.