Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bí Xanh… Đỏ Mắt Người Trồng!

Bí Xanh… Đỏ Mắt Người Trồng!
Ngày đăng: 24/06/2014

Năm 2013, bí xanh được mùa, giá cao, lãi nhiều, điều này khiến nông dân nhiều nơi ở Hòa Bình đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên, vụ mùa năm 2014, nhiều hộ gia đình lại “đỏ mắt” vì năng suất và giá đều giảm.

Mất mùa, mất cả giá

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, chị Bùi Thị Sính, ở Nam Thượng, Kim Bôi, Hòa Bình - cho biết, gia đình chị đầu tư 1 ha bí xanh chi phí khoảng 50 triệu đồng, bao gồm tiền vật liệu làm giàn, giống, phân bón… nhưng năm nay năng suất kém, chỉ đạt bằng nửa năm ngoái.

Nhiều vườn bí ở đây còn bị mất trắng. Giá bí đầu vụ được gần 10.000 đồng/kg, giữa vụ còn 4.000 đồng, giờ cuối vụ còn 2.000 đồng/kg, thậm chí 1.000đồng/kg. “Năm trước, mỗi ha thu được trên 25 tấn, với giá bán bình quân 5.000-7.000 đồng/kg, làm hai vụ, sau khi trừ chi phí cũng thu lãi trên 100 triệu/năm. Như sản lượng và giá năm nay thì chắc chắn lỗ”- Chị Sinh chua xót.

Qua tìm hiểu, ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, giá bí càng giảm thê thảm. Nhưng có một điều khiến người viết băn khoăn là dù năm nào cũng bán bí, nhưng hỏi bất kỳ người dân nào là ai mua, chuyển đi đâu… thì không ai biết. Họ chỉ biết trồng, cứ đến vụ, thương lái đánh xe tải lớn, nhỏ đến tận ruộng mua. Giá cả đều do người mua quyết định, họ bảo giá cao thì được cao, thấp thì cũng biết vậy.

Đây cũng là tình trạng chung của nhiều hộ dân trồng bí tại huyện Yên Thủy- nơi được coi là vựa bí của tỉnh Hòa Bình. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Thủy, diện tích trồng bí xanh vụ xuân năm 2014 của toàn huyện đạt 330 ha, chiếm gần 50% diện tích các loại rau trên địa bàn. Việc giá bí “rớt” như năm nay khiến nhiều hộ dân điêu đứng.

Bí xanh là sản phẩm nông sản nhỏ nhưng để giải quyết bài toán thị trường đầu ra bền vững lại là vấn đề lớn. Nếu không có giải pháp cụ thể, thì cũng giống như nhiều loại nông sản khác, bí xanh vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn.

Để bí xanh không “bí”

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, bí xanh là cây nông sản ngắn ngày, dễ trồng, dễ tiêu thụ vì vừa là loại rau thực phẩm, vừa dùng như một nguyên liệu để chế biến, sản xuất các loại bánh kẹo, đồ uống. Quan trọng hơn, bí xanh đầu tư ít, có giá trị kinh tế cao hơn so với cây lúa nên được nhiều địa phương, nhất là ở miền núi khuyến khích trồng.

Theo thông tin từ nhiều nơi trên khắp cả nước, không chỉ bí xanh bị mất giá mà còn nhiều loại nông sản khác như vải thiều, thanh long, chôm chôm và nhiều trái cây đặc sản khác đều rớt giá, chất đống ngoài lề đường, bán rẻ nhưng ít người mua. Nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng thị trường đã bão hòa hay chất lượng không bảo đảm dẫn đến người tiêu dùng quay lưng!?

Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ khâu quy hoạch cây trồng không theo sát với thị trường tiêu thụ dẫn đến tình trạng nông dân sản xuất theo phong trào. Nếu nguồn cung ít, giá sẽ cao và ngược lại. Thêm vào đó, việc người nông dân đang chạy theo số lượng mà không nghĩ đến chất lượng, thương hiệu sản phẩm (sử dụng thuốc trừ sâu, kích thích vô tội vạ), vô hình trung người nông dân đánh mất thị trường và bị ép giá ngay trên đồng ruộng.

Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng chính là tư duy dài hạn đối với sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, cần có sự định hướng, nghiên cứu để sản phẩm nông nghiệp làm ra không chỉ gắn với tiêu dùng trực tiếp hoặc xuất khẩu mà phải gắn với làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm khác…


Có thể bạn quan tâm

Vẫn Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Vẫn Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, từ năm 2011 đến nay, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70-100 ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Khối lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng tại nước ta cao gấp nhiều lần nhu cầu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

09/10/2014
Đầu Ra Nào Cho Sản Xuất Lớn? Đầu Ra Nào Cho Sản Xuất Lớn?

Đồng Nai đang xây dựng các đề án nhằm hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, đề án xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng chất lượng cao theo chuẩn quốc tế cho nhiều cây trồng chiếm diện tích lớn trên địa bàn tỉnh, như: điều, cà phê, mía...

09/10/2014
Thành Lập Hợp Tác Xã Ca Cao Thống Nhất Thành Lập Hợp Tác Xã Ca Cao Thống Nhất

Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….

09/10/2014
Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Ở 8 Xã Biên Giới Đạt 16 Triệu Đồng/người/năm Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Ở 8 Xã Biên Giới Đạt 16 Triệu Đồng/người/năm

Qua triển khai đề án, diện tích sản xuất lúa cả năm 2013 của 8 xã biên giới thuộc huyện Tân Hồng, Hồng ngự và thị xã Hồng Ngự là 36.786 ha với tổng sản lượng 241.610 tấn. Số lượng chăn nuôi trâu, bò của các xã nói trên đạt 6.661 con; diện tích nuôi thủy sản là 650 ha với tổng sản lượng 27.210 tấn.

09/10/2014
Câu Chuyện Làm Giàu Của Một Nông Dân Vùng Biên Câu Chuyện Làm Giàu Của Một Nông Dân Vùng Biên

Sinh ra và lớn lên ở huyện Tân Hồng, khởi nghiệp gian nan với số đất ít ỏi trồng lúa ở vùng biên giới nhưng bằng sự năng động, mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mang đến thành công cho anh Nguyễn Văn Phụng (SN 1969) ấp Đuôi Tôm, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng.

09/10/2014