Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bí Thư Chi Bộ Làm Kinh Tế Giỏi

Bí Thư Chi Bộ Làm Kinh Tế Giỏi
Ngày đăng: 19/12/2014

Nhà cửa rộng rãi, bề thế với khá đầy đủ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền; có cửa hàng thức ăn gia súc lớn nhất, nhì xã Phúc Lương (Đại Từ), phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân 3 xóm (Cây Tâm, Cây Ngái, Hàm Rồng); mua xe ô tô 8 chỗ ngồi vừa để phục vụ sinh hoạt gia đình vừa làm dịch vụ chở khách…

Đó là thành quả mà vợ chồng ông Nguyễn Văn Quang, xóm Cây Tâm gây dựng được từ hai bàn tay và khối óc trong nhiều năm qua.

Nhớ lại những ngày tháng cơ hàn, ông Quang càng thêm tự hào trước những gì mình có được hôm nay, ông bảo: Tôi đã từng trải qua nhiều công việc khác nhau, từ làm gạch, xay xát gạo đến nấu rượu, chăn lợn… Nói chung cứ có việc phù hợp với khả năng, sức khỏe là tôi làm để mong có được cuộc sống khấm khá hơn.

Nhưng tất cả những việc đó vẫn không làm cho kinh tế gia đình tôi “bật” lên được chỉ cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống. Sau nhiều đêm suy nghĩ, trăn trở, tôi nhận thấy, ở quê tôi có nhiều hộ phát triển chăn nuôi, nhưng mỗi lần muốn mua thức ăn cho lợn, gà… lại phải ra tận trung tâm xã hoặc đi rất xa mới mua được, thì tại sao mình không mở đại lý để cung cấp cho bà con.

Vậy là năm 2005, tôi mạnh dạn thế chấp “bìa đỏ” của gia đình cho ngân hàng để vay vốn mở cửa hàng buôn bán thức ăn chăn nuôi, phân bón, hàng tạp hóa các loại. Kết hợp với đó, tôi đầu tư chăn nuôi mỗi năm từ 30-70 con lợn thịt. Với 8 sào đất ruộng, tôi cấy 2 vụ lúa bằng các loại giống mới cho năng suất, chất lượng cao; còn một vụ đông, tôi trồng ngô, khoai tây và dưa bao tử…

Nhờ vậy, kinh tế gia đình dần ổn định và phát triển, sau 2-3 năm, gia đình tôi đã trả xong nợ ngân hàng, ngoài ra, tôi vẫn còn dư vốn để đầu tư mua máy xay xát gạo, máy tuốt lúa; xe ô tô về làm dịch vụ phục vụ bà con. Trung bình mỗi năm gia đình tôi thu về hơn 100 triệu đồng (đã trừ chi phí).

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Quang còn là một Bí thư Chi bộ nhiệt tình, trách nhiệm, ông đã cùng với 15 đảng viên xây dựng Chi bộ từ trung bình vươn lên trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền.

Với cương vị là người đứng đầu Chi bộ, ông đã chủ động bàn bạc với các đồng chí trong cấp ủy Chi bộ, trưởng xóm và trưởng các đoàn thể đề ra các nghị quyết sát thực với tình hình thực tế địa phương; khơi gợi, nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu của các đảng viên trong thực hiện các phong trào, nhờ đó, từ khi ông Quang được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ (2008) đến nay, bộ mặt xóm Cây Tâm đã có nhiều khởi sắc: Nhà văn hóa được xây dựng khang trang; 250m đường nội xóm đã được bê tông; 250m kênh mương cũng đã được cứng hóa; số hộ nghèo giảm dần qua các năm…

Ông Quang cho biết thêm: Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch trong thời gian tới, xóm Cây Tâm phấn đấu làm thêm 250m đường bê tông; tuyên truyền, vận động bà con trong xóm tích cực đưa cây khoai tây và dưa bao tử vào trồng để góp phần nâng cao thu nhập. Hiện nay, xóm vẫn còn 30/72 số hộ nghèo, đó là điều khiến chúng tôi trăn trở nhất.

Nhận xét về Bí thư Chi bộ xóm, đảng viên Đào Văn Nguyên cho rằng: Ông Quang là người tính tình thẳng thắn, cởi mở, dám nghĩ, dám làm. Ông không chỉ quan tâm phát triển kinh tế gia đình mình, đi đầu trong mọi phong trào mà còn nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn bà con cùng nỗ lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo, xây dựng xóm ngày càng phát triển. Ông Quang được bà con yêu quý, tôn trọng!

Nguồn bài viết: http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/bi-thu-chi-bo-lam-kinh-te-gioi-222888-108.html


Có thể bạn quan tâm

Được Mùa Rau Câu, Trúng Mùa Sứa Được Mùa Rau Câu, Trúng Mùa Sứa

Gần 2 tháng qua, rau câu xuất hiện ở đầm Ô Loan với mật độ dày đặc, có gia đình vớt rau câu thu nhập mỗi ngày gần 1 triệu đồng. Đặc biệt, năm nay đầm Ô Loan còn xuất hiện con sứa cơm sau 2 năm vắng bóng.

28/02/2014
Tiêu Hủy Trên 10.000 Con Gia Cầm Dương Tính Với Cúm A (H5N1) Tiêu Hủy Trên 10.000 Con Gia Cầm Dương Tính Với Cúm A (H5N1)

Kết quả, mẫu xét nghiệm đàn gia cầm của 10 hộ chăn nuôi tại các địa phương nói trên cho kết quả dương tính với cúm A (H5N1) đã được đơn vị trực thuộc của Sở NN-PTNT cùng với chính quyền địa phương và người chăn nuôi tiêu hủy toàn bộ với trên 10.000 con.

28/02/2014
Cây Ớt Niềm Hy Vọng Của Nông Dân Cây Ớt Niềm Hy Vọng Của Nông Dân

Giá rau sau Tết Nguyên đán rớt giá thê thảm khiến nhiều nông dân trồng rau huyện Đak Pơ (Gia Lai) rơi vào cảnh trắng tay. Trước tình hình đó, mặc dù giá cả so với trước Tết có giảm, nhưng với mức giá từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, cây ớt hiện đang trở thành niềm hy vọng của bà con nơi đây.

28/02/2014
Bất Cập Trong Chuyển Đổi Giống Mía Ở Hậu Giang Bất Cập Trong Chuyển Đổi Giống Mía Ở Hậu Giang

Là một trong những địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), thời gian qua, lãnh đạo xã Tân Phước Hưng không ngừng vận động người dân chuyển đổi giống mía trong sản xuất, nhất là những giống mía cũ bằng giống mía mới có chất lượng nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi giống mía hiện vẫn còn nhiều bất cập.

28/02/2014
Sẽ Áp Dụng Công Nghệ Sơ Chế, Bảo Quản Hành Tím Sẽ Áp Dụng Công Nghệ Sơ Chế, Bảo Quản Hành Tím

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.

28/02/2014