Bí quyết vàng nuôi cá lồng thu lợi kép mùa mưa bão

TS Kim Văn Vạn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: Mùa mưa bão các tỉnh phía Bắc thường bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài cho đến hết tháng 10 dương lịch.
Trong khoảng thời gian này, bà con nuôi cá lồng cần thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết. Trước những trận mưa bão, cần phải khơi thông hệ thống cống trong ao, hồ để có thể thoát nước khi cần thiết.
Theo ông Vạn, cách tốt nhất là bà con chủ động điều chỉnh lượng nước trong ao, hồ thấp hơn bờ tối thiểu là 0,5m. Chuẩn bị sẵn lưới để quây xung quanh bờ đề phòng mưa lớn, nước dâng tràn bờ.
Trước mỗi trận mưa, bà con nên rắc vôi quanh bờ ao với lượng 0,5 kg/m2 để tránh sốc cho cá nuôi.
Ông Vạn cho biết thêm, độ pH thích hợp cho ao cá từ 6,5-8,5, thấp hơn là môi trường axit và cao là môi trường kiềm đều không thích hợp. Khi mưa xuống, độ pH thường thấp hơn quy định, vì vậy, bà con nên rắc vôi bột xung quanh bờ.
Đối với cá nuôi ở lồng bè, bà con cần tìm vị trí an toàn, kín gió, dòng chảy nhẹ để neo đậu lồng bè.
Trong trường hợp không thể di chuyển được, bà con có thể hạ độ sâu của lồng để giảm bớt sóng, gió. Ngoài ra, cần kiểm tra, gia cố, tu sửa những chỗ xung yếu và vệ sinh lồng bè.
Anh Nguyễn Minh Tuấn ở tổ 2, thị trấn Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đang kiểm tra chất lượng cá trong lồng trước khi xuất bán.
Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra lồng nuôi cá, tu sửa lại những chỗ yếu, dễ bị hư hỏng; vệ sinh, tẩy dọn lồng sạch sẽ để đảm bảo nước lưu thông nhanh và môi trường trong sạch.
Củng cố lại các dây neo, tránh khi bão gió lớn làm vỡ lồng. Đặc biệt phải quan tâm đến tình trạng khung lồng, lưới vì dòng nước lũ hoặc gió có thể làm vỡ khung lồng, rách lưới, cuốn trôi làm thất thoát sản phẩm.
Khi có thông tin thời tiết về tình hình mưa, bão bà con chú ý, nếu cá đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch ngay.
Tuy nhiên, nếu không thể thu hoạch, cá chưa bán được cần thực hiện các biện pháp như: kiểm tra lưới mỗi ngày để khắc phục trường hợp rách, trống chân lưới gây thất thoát cá nuôi; tu sửa lại những chỗ xung yếu, củng cố lại các dây neo, tìm vị trí an toàn để di chuyển lồng vào những nơi kín gió, dòng chảy nhẹ để tránh khi bão gió lớn xô đẩy làm vỡ lồng. Không nên thu hoạch đồng loạt ngay sau nước rút để tránh bị ép giá.
Vào những ngày thời tiết thay đổi như mưa, bão bà con cần giảm lượng thức ăn để tránh làm ô nhiễm môi trường nước, cá thiếu ô xy phát triển kém, thậm chí gây chết cá.
“Định kỳ 5-7 ngày, chúng ta dùng các máy xịt, rửa, bà con rửa lưới lồng cho lưu thông. Phun khử trùng quanh lồng nuôi để hạn chế dịch bệnh xâm nhập”- TS. Vạn chia sẻ.
Vào những ngày thời tiết thay đổi, cá sẽ ăn ít hơn. Bà con cần giảm lượng thức ăn để tránh làm ô nhiễm môi trường nước, cá thiếu ô xy phát triển kém, thậm chí gây chết cá.
Ngoài ra cần tăng cường sức đề kháng cho cá. Cũng theo TS.Vạn thì bà con cần bổ sung các vitamin tổng hợp hoặc vitamin C bằng cách hòa vitamin ra nước, phun ẩm lên thức ăn, để 5-7 phút rồi cho cá ăn ngay và cho ăn 5-7 ngày liên tục để nâng cao sức đề kháng và giảm strees trong những ngày mưa bão.
Có thể bạn quan tâm

Một thời gian ngắn nữa chính sách mới về tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn sẽ có hiệu lực thi hành. Đây là tín hiệu mừng cho doanh nghiệp và nông dân, góp phần vào việc khơi thông nguồn vốn tín dụng phục vụ lĩnh vực này…

Nhằm trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật giúp cho nông dân, hàng năm, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và mở các lớp dạy nghề bám sát nhu cầu thực tế của hội viên.

“Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh phát triển trồng trọt, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đã chuyển đổi thành công nhiều bộ giống cây trồng mới với năng suất, chất lượng vượt trội; phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của các địa phương. Qua đó nâng cao sản lượng lương thực, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa”. Đó là chia sẻ của đồng chí Hoàng Quang Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh.

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình phù hợp, nhiều nông dân đã trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

Nhiều trà lúa Hè thu muộn khoảng 5-7 ngày tuổi ở xã Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ) đột ngột bị thối rễ và chết. Nguyên nhân được ngành chuyên môn nhận định ban đầu là do ngộ độc phèn.