Bí Quyết Trồng Nho Sạch, Năng Suất Cao

Điều kiện quyết định cho việc trồng nho là khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, nếu mưa nhiều, kéo dài dễ làm bệnh phát triển mạnh.
Chính vì thế nên trồng nho vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau, tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc. Loại đất trồng nho thích hợp là đất thịt, thịt pha cát, độ pH = 6 - 7. Đất phải cao, thoát nước tốt, có hệ thống tưới tiêu thuận lợi. Nếu độ pH dưới 5 phải bón thêm vôi.
Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 2,5m, cây cách cây 2m (mật độ 2.000 cây/ha), đào hố 50 x 50 x 50cm, bón lót 8 - 10kg phân hữu cơ cho 1 hố. Khi cây nho cao 25 – 30cm, tiến hành cắm cọc làm giàn và cột cây nho vào cọc theo hướng thẳng góc với giàn nho. Nên làm giàn lưới cho nho leo, độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Cây nho cần khoảng 10 - 12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn. Thời kỳ này loại phân thích hợp là NPK (20-20-15) + TE Đầu Trâu.
Những tháng đầu sau trồng có thể pha 30 - 50g phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho. Các tháng sau có thể bón trực tiếp vào đất với lượng 75 - 100kg/ha/lần, định kỳ 1 - 1,5 tháng/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón. Khi cây nho vượt khỏi giàn 30 - 40cm có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1, tốt nhất là chọn 2 - 3 cành cấp 1 khoẻ. Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 dài khoảng 120cm, bấm ngọn cành cấp 1 chừa lại 40cm.
Bón phân cho nho thời kỳ kinh doanh (tính cho 1.000m2 và 1 vụ): Phân hữu cơ sinh học (HCSH) chuyên dùng cho nho NPK là 5-3-4, liều lượng sử dụng là 400kg và vôi CaCO3: 100kg.
Bón lót đợt 1 sau khi thu hoạch xong vụ trước 100kg vôi CaCO3 và 130kg phân HCSH. Bón phân bằng cách rãi đều, sau đó dùng cuốc xới nhẹ chôn vùi phân vào đất, sau đó tưới nước ngay. Bón phân tới đâu xới tới đó, không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời làm giảm hiệu lực của phân.
Bón lót đợt 2 trước cắt cành 10 - 12 ngày 120kg phân HCSH. Bón bằng cách cuốc lỗ cách nhau khoảng 20cm, sau đó lấp đất lại tưới nước. Bón lót đợt 3 khoảng 10 - 15 ngày sau khi đậu trái xong với liều lượng 150kg phân HCSH. Cách bón: Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay.
Có thể phun thêm một số loại phân bón lá có hàm lượng calci cao như calci bore vào các giai đoạn trước khi nở hoa, sau đậu trái và lần cuối cùng là khi trái lớn để tăng dinh dưỡng cho cây nho. Hoặc phun sugar transfer 1 lần trước thu hoạch 70 ngày để tăng lượng đường và phẩm chất của trái (dùng chủ yếu trong vụ hè thu).
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã thực hiện 1.791 cuộc tuyên truyền xây dựng NTM trong cán bộ hội; tuyên truyền ra hội viên, nông dân được 11.418 cuộc, với trên 276.976 lượt người tham dự. Bên cạnh đó, các cấp hội cũng phát động trong hội viên đăng ký trở thành NDSXKDG, năm 2014 có gần 86.000 hội viên trong tỉnh đăng ký tham gia.

Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, năm 2014, Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao triển khai mô hình nuôi ếch Thái Lan thương phẩm bằng lồng hở tại một số xã, thị trấn trong huyện. Bước đầu mô hình này cho kết quả khả quan.

Thực hiện Quyết định số 1830/QĐ-UBND ngày 3-7-2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2020, trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành, thị tích cực thực hiện các nội dung giải pháp quy hoạch, trong đó phát triển mạnh mô hình nuôi thâm canh cá lồng trên sông và hồ chứa.

Chiều 19.8, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất khảo nghiệm 4 giống lúa mới, gồm SV181, SV46, SV47, SVX7 tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc.

Thời gian sinh trưởng cực ngắn, kháng được nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm, cho năng suất vượt trội…, giống lúa lai mới HBO2 hứa hẹn sẽ mang lại cho nông dân xứ Quảng hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là một trong những giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.