Bí quyết tránh rét, bảo vệ đàn trâu bò độc đáo ở Bản Mế

Đặc biệt là vào mùa đông, nơi đây hầu như luôn chìm trong băng giá, sương muối.
2015-11-06 Chính do điều kiện thời tiết như vậy nên để có thể duy trì được đàn trâu bò của mình, từ nhiều đời nay, đồng bào Thu Lao ở Bản Mế đã đúc rút, lưu truyền cho nhau những kinh nghiệm tránh rét độc đáo.
“Sương trắng phủ mái nhà, lùa gia súc xuống Nàng Ha tránh rét” - đó là nguyên tắc đầu tiên của bà con mỗi khi nhìn thiên tượng.
Nàng Ha là một thung lũng dọc theo vách núi dựng đứng ở thượng nguồn sông Chảy, nơi tiếp giáp giữa 3 huyện: Si Ma Cai, Mường Khương của Lào Cai và huyện Mã Quan của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Thung lũng này cao khoảng 300m so với mặt nước biển, tức là thấp hơn tới 700-800m so với những thôn bản vùng cao của Si Ma Cai, lại thêm hơi ấm bốc lên từ sông Chảy nên cả thung lũng này trở thành nơi cư trú lý tưởng của đàn trâu bò trong mỗi kỳ rét hại.
Dân Bản Mế có nhiều bí quyết để chăm sóc, bảo vệ đàn trâu bò trong mùa rét.
Những hang núi dọc theo vách đá ven sông Chảy đã biến thành chuồng trại.
Hang hẹp thì 4-5 con, hang rộng có đến vài ba chục trâu bò được bà con đưa vào tránh rét.
Hàng ngày, đồng bào thay nhau đi cắt cỏ ngay trong thung lũng, nhà nào có rơm, cám dự trữ thì gùi đến cho trâu bò ăn.
Cứ như thế, đàn trâu bò của đồng bào Thu Lao ở Bản Mế an lành vượt qua mùa rét.
Người Thu Lao ở Bản Mế còn có thêm một cách để giúp trâu bò chống chọi với giá rét, đó là dựng chuồng “lô cốt” theo lối tường trình đất, dày tới 40-50cm, độ cao vừa phải, cửa chuồng được chọn hướng phù hợp để ngăn không cho giá rét lùa vào.
Với mỗi “lô cốt”, bà con còn trổ nhiều lỗ thông hơi để đảm bảo thoáng mát trong mùa hè.
Khi mùa đông đến, chủ đàn gia súc chỉ việc lấy giẻ, lấy đất bịt vào lỗ thông hơi đó là gió lạnh, sương mù bất khả xâm phạm.
Về thức ăn, ngoài cỏ và rơm rạ tích trữ, đồng bào còn sử dụng bột ngô, cám gạo quấy nóng, trộn thêm muối, thảo quả hoặc bã rượu cho trâu bò ăn để tăng sức đề kháng và giữ ấm cơ thể.
“Mùa đông, người uống ít rượu vào dễ ngủ, con trâu, con bò cũng thế, ăn thảo quả hay cái rượu vào nóng người lên là ngủ ngon ngay ấy mà!” - đó là cách lý giải hóm hỉnh của đa số người dân Bản Mế.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, theo dự báo sẽ có khá nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao có thể sẽ lên tới gần 40 độ C. Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao sẽ làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, bức xạ nhiệt lớn, sức đề kháng và sức sản xuất của vật nuôi giảm đáng kể, các loại dịch, bệnh như: tiêu chảy, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng... dễ phát sinh và lây lan. Vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh, bị chết do cảm nắng, nhất là đối với những vùng có ổ dịch gia súc, gia cầm cũ, những địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, gây thiệt hại cho công tác sản xuất chăn nuôi.

Mận Tam hoa Bắc Hà là loại quả đặc sản của huyện Bắc Hà (Lào Cai) được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Đây là cây trồng xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế của nhiều hộ dân vùng cao nguyên Bắc Hà, tuy nhiên từ năm 2000, cây mận Tam hoa chưa khẳng định được giá trị kinh tế, giá trị văn hoá du lịch vốn có

Nhằm tạo sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nông dân, xã Yên Quang (Ý Yên - Nam Định) đã từng bước xây dựng cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý; trong đó tập trung mở rộng diện tích cấy lúa nếp đặc sản.

Không chỉ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Suối Cá Thần, Cửa Hà, chùa Ngọc Châu..., huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) còn có nhiều tiềm năng để phát triển công - nông - lâm nghiệp.