Bí quyết tránh rét, bảo vệ đàn trâu bò độc đáo ở Bản Mế

Đặc biệt là vào mùa đông, nơi đây hầu như luôn chìm trong băng giá, sương muối.
2015-11-06 Chính do điều kiện thời tiết như vậy nên để có thể duy trì được đàn trâu bò của mình, từ nhiều đời nay, đồng bào Thu Lao ở Bản Mế đã đúc rút, lưu truyền cho nhau những kinh nghiệm tránh rét độc đáo.
“Sương trắng phủ mái nhà, lùa gia súc xuống Nàng Ha tránh rét” - đó là nguyên tắc đầu tiên của bà con mỗi khi nhìn thiên tượng.
Nàng Ha là một thung lũng dọc theo vách núi dựng đứng ở thượng nguồn sông Chảy, nơi tiếp giáp giữa 3 huyện: Si Ma Cai, Mường Khương của Lào Cai và huyện Mã Quan của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Thung lũng này cao khoảng 300m so với mặt nước biển, tức là thấp hơn tới 700-800m so với những thôn bản vùng cao của Si Ma Cai, lại thêm hơi ấm bốc lên từ sông Chảy nên cả thung lũng này trở thành nơi cư trú lý tưởng của đàn trâu bò trong mỗi kỳ rét hại.
Dân Bản Mế có nhiều bí quyết để chăm sóc, bảo vệ đàn trâu bò trong mùa rét.
Những hang núi dọc theo vách đá ven sông Chảy đã biến thành chuồng trại.
Hang hẹp thì 4-5 con, hang rộng có đến vài ba chục trâu bò được bà con đưa vào tránh rét.
Hàng ngày, đồng bào thay nhau đi cắt cỏ ngay trong thung lũng, nhà nào có rơm, cám dự trữ thì gùi đến cho trâu bò ăn.
Cứ như thế, đàn trâu bò của đồng bào Thu Lao ở Bản Mế an lành vượt qua mùa rét.
Người Thu Lao ở Bản Mế còn có thêm một cách để giúp trâu bò chống chọi với giá rét, đó là dựng chuồng “lô cốt” theo lối tường trình đất, dày tới 40-50cm, độ cao vừa phải, cửa chuồng được chọn hướng phù hợp để ngăn không cho giá rét lùa vào.
Với mỗi “lô cốt”, bà con còn trổ nhiều lỗ thông hơi để đảm bảo thoáng mát trong mùa hè.
Khi mùa đông đến, chủ đàn gia súc chỉ việc lấy giẻ, lấy đất bịt vào lỗ thông hơi đó là gió lạnh, sương mù bất khả xâm phạm.
Về thức ăn, ngoài cỏ và rơm rạ tích trữ, đồng bào còn sử dụng bột ngô, cám gạo quấy nóng, trộn thêm muối, thảo quả hoặc bã rượu cho trâu bò ăn để tăng sức đề kháng và giữ ấm cơ thể.
“Mùa đông, người uống ít rượu vào dễ ngủ, con trâu, con bò cũng thế, ăn thảo quả hay cái rượu vào nóng người lên là ngủ ngon ngay ấy mà!” - đó là cách lý giải hóm hỉnh của đa số người dân Bản Mế.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay trên đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại lúa mùa, trong đó đáng chú ý là sâu cuốn lá. Diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá là 6.566ha, trong đó nhiễm nhẹ hơn 3.000ha, trung bình hơn 3200ha, gần 300ha nhiễm nặng.

Nắng hạn vẫn đang tiếp tục hoành hành tại nhiều địa phương trong tỉnh khiến hàng nghìn hécta cây trồng bị chết, thiếu nước. Trong khi đó, đã có ít nhất hơn 1.400ha rừng bị khô, chết, dẫn đến liên tục xảy ra cháy rừng. Trước tình hình trên, UBND tỉnh đang tích cực chỉ đạo các địa phương tăng cường chống hạn, hạn chế tối đa cháy rừng.

Diễn biến bất lợi của thời tiết đã khiến nhiều diện tích lúa hè thu chính vụ ở huyện Duy Xuyên bị một số loại sâu bệnh nguy hiểm tấn công. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện đang tập trung hướng dẫn nông dân cách phòng trừ hiệu quả nhằm hạn chế thiệt hại.

Trong khi vụ lúa hè thu trên toàn tỉnh sắp bước vào thu hoạch, thì thời điểm này, trên một số cánh đồng ở Trà Phong – vựa lúa của huyện miền núi Tây Trà, người dân lại xuống đồng gieo cấy. Đây là một điều lạ, vì mùa mưa bão đang đến gần.

Cùng với cây cà leo, ươi… thương lái đang lùng sục các núi rừng thu mua cây khổ sâm (cứt chuột) để bán sang Trung Quốc. Người dân đang đổ xô vào rừng khai thác, khiến cây cứt chuột đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.