Bí quyết nuôi tôm càng xanh mùa lũ

Nuôi tôm càng xanh mùa lũ hiện đang là thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp.
Tại huyện Tam Nông, ngay từ khi chưa có lũ, nông dân ở các xã Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Đức… đã cải tạo mặt ruộng bằng phẳng, xử lý vôi bột diệt cá tạp, côn trùng; tu sửa bờ đê, chuẩn bị cọc tràm, lưới bao quanh ruộng tôm khi lũ về.
Đến giữa tháng 8, huyện đã thả nuôi được trên 603ha tôm càng xanh, nhiều nhất là xã Phú Thành B đã thả nuôi hơn 380ha.
Ở huyện Cao Lãnh, nông dân cũng đang thả nuôi vụ tôm càng xanh mùa lũ trong vùng dự án xã Nhị Mỹ với tổng diện tích khoảng 130ha.
Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm, năm nào nước lũ đổ về nhiều, nguồn nước ngọt tự nhiên dồi dào, nông dân không cần phải xử lý nước, giúp tôm mau lớn.
Nước lũ sẽ cung cấp thêm nhiều thức ăn tự nhiên cho tôm, giảm tiêu tốn thức ăn công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Tôm càng xanh là loài giáp xác nếu muốn tăng trưởng và phát triển thì phải qua quá trình lột xác. Loài tôm càng xanh có đặc tính hay ăn thịt lẫn nhau. Những con mới lột xác vỏ mềm, nằm một chỗ sẽ là miếng mồi ngon cho những con tôm vỏ cứng khác lúc đói .

Mặc dù, tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nuôi không đem lại lợi nhuận cao như đối với tôm nuôi nước lợ nhưng ít rủi ro dịch bệnh và có hiệu quả ổn định.

Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm, năm nào nước lũ đổ về nhiều, nguồn nước ngọt tự nhiên dồi dào, nông dân không cần phải xử lý nước, giúp tôm mau lớn.

Hệ thống nuôi vèo siêu thâm canh hiện nay giúp tăng đáng kể lợi nhuận cho người nuôi tôm. Kết quả nuôi trong trại vèo giúp tôm con khỏe mạnh, đồng đều hơn và chúng có thể tăng trưởng bù khi thả trong ao nuôi.

Để có nguồn tôm giống tốt đảm bảo chất lượng và số lượng, cần phải thực hiện tốt khâu phòng, trị bệnh trong quá trình sản xuất.