Bí quyết nuôi tôm càng xanh mùa lũ

Nuôi tôm càng xanh mùa lũ hiện đang là thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp.
Tại huyện Tam Nông, ngay từ khi chưa có lũ, nông dân ở các xã Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Đức… đã cải tạo mặt ruộng bằng phẳng, xử lý vôi bột diệt cá tạp, côn trùng; tu sửa bờ đê, chuẩn bị cọc tràm, lưới bao quanh ruộng tôm khi lũ về.
Đến giữa tháng 8, huyện đã thả nuôi được trên 603ha tôm càng xanh, nhiều nhất là xã Phú Thành B đã thả nuôi hơn 380ha.
Ở huyện Cao Lãnh, nông dân cũng đang thả nuôi vụ tôm càng xanh mùa lũ trong vùng dự án xã Nhị Mỹ với tổng diện tích khoảng 130ha.
Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm, năm nào nước lũ đổ về nhiều, nguồn nước ngọt tự nhiên dồi dào, nông dân không cần phải xử lý nước, giúp tôm mau lớn.
Nước lũ sẽ cung cấp thêm nhiều thức ăn tự nhiên cho tôm, giảm tiêu tốn thức ăn công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, các vùng đất chuyển dịch tôm – lúa ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau trúng đậm vụ tôm càng xanh nuôi xen trên ruộng lúa trong mùa mưa. Năm nay, ngoài huyện Thới Bình, nhiều địa phương khác ở Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời cũng hưởng ứng theo.

Tôm càng xanh là thực phẩm có giá trị nhờ hệ thống chất dinh dưỡng dồi dào. Ương tôm càng xanh trong ao nổi lót bạt, điều chỉnh độ lợ của nước là cách giúp bà con nông dân có năng suất thu hoạch cao.

Mô hình nuôi tôm càng xanh dưới ruộng lúa được nhà nông huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau manh nha rồi áp dụng đại trà trong khoảng 5 năm gần đây. Tập trung nhiều ở các xã Thới Bình, Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng.

Tận dụng điều kiện thực tế của địa phương, nhiều năm qua huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển nhiều mô hình kinh tế đa cây, đa con mang lại thu nhập cao. Trong đó, mô hình lúa – tôm càng xanh ngày càng khẳng định được vị thế trên đồng đất Thới Bình.

Hệ thống nuôi vèo siêu thâm canh hiện nay giúp tăng đáng kể lợi nhuận cho người nuôi tôm