Bí quyết nuôi tôm càng xanh mùa lũ

Nuôi tôm càng xanh mùa lũ hiện đang là thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp.
Tại huyện Tam Nông, ngay từ khi chưa có lũ, nông dân ở các xã Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Đức… đã cải tạo mặt ruộng bằng phẳng, xử lý vôi bột diệt cá tạp, côn trùng; tu sửa bờ đê, chuẩn bị cọc tràm, lưới bao quanh ruộng tôm khi lũ về.
Đến giữa tháng 8, huyện đã thả nuôi được trên 603ha tôm càng xanh, nhiều nhất là xã Phú Thành B đã thả nuôi hơn 380ha.
Ở huyện Cao Lãnh, nông dân cũng đang thả nuôi vụ tôm càng xanh mùa lũ trong vùng dự án xã Nhị Mỹ với tổng diện tích khoảng 130ha.
Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm, năm nào nước lũ đổ về nhiều, nguồn nước ngọt tự nhiên dồi dào, nông dân không cần phải xử lý nước, giúp tôm mau lớn.
Nước lũ sẽ cung cấp thêm nhiều thức ăn tự nhiên cho tôm, giảm tiêu tốn thức ăn công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh đốm nâu xuất hiện quanh năm và tấn công từ cà tôm ấu trùng đến tôm trưởng thành. Nhưng khi bị bệnh thì tỷ lệ hao hụt của tôm ấu trùng cao hơm tôm lớn.

Hiện nay, bà con nông dân quen nuôi tôm có kích thước từ 3-4 cm trở lên, chưa quen nuôi giống nhỏ, cho nên việc vận chuyển giống lớn phải đảm bảo kỹ thuật mới cho tỷ lệ sống cao.

Một số bệnh thường gặp trên tôm càng xanh và cách chữa trị

Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh mương. Tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây (Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965).

Nhiệt độ thích hợp cho tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển 22 – 230C, thích hợp nhất là 28 – 310C. Giới hạn nhiệt độ là 14 – 400C, mùa vụ nuôi tôm càng xanh ở miền Bắc thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 11 (dương lịch). Mùa đông ở miền Bắc nước ta thường kéo dài 4 – 5 tháng, nhiệt độ xuống thấp không những ảnh hưởng lớn đến những loài cá chịu lạnh kém (cá rô phi, cá chim trắng) mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại và sinh trưởng, phát triển của tôm càng xanh.