Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bí Quyết Nuôi Thỏ Lãi Ròng 350 Triệu Đồng/năm

Bí Quyết Nuôi Thỏ Lãi Ròng 350 Triệu Đồng/năm
Ngày đăng: 02/10/2014

Đầu tư nuôi thỏ, anh Nguyễn Văn Cương (42 tuổi, ở thôn 5, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng) đã lãi ròng mỗi năm 350 triệu đồng.

Anh Cương cho hay, trước khi đến với nuôi thỏ, anh làm đủ nghề để sống nhưng vẫn không khá lên được. Trong một lần tình cờ anh lên mạng tìm hiểu, thấy mô hình nuôi thỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh quyết chí làm theo mô hình này với mong ước làm giàu.

Năm 2010, anh vay ngân hàng 250 triệu đồng để đầu tư chuồng trại, con giống, nuôi với quy mô diện tích 200m2.

Ban đầu anh mua 70 con thỏ giống New Zealand từ Bình Định về nuôi. Do anh chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi nên thỏ hay bị bệnh đường ruột, ghẻ... và chết nhiều.

“Không nản, tôi lên mạng tìm hiểu cách chăm sóc sao cho thỏ không bị bệnh, cùng với quan sát kỹ, tôi thấy thỏ cần phải làm chuồng trại sạch sẽ và thức ăn cho chúng không bẩn. Từ đó, tỷ lệ thỏ chết giảm dần”- anh Cương chia sẻ.

Theo anh Cương, thỏ phát triển rất nhanh. Mỗi năm thỏ mẹ đẻ 7 - 8 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con. Chỉ 2,5 đến 3 tháng kể từ khi sinh, thỏ đã thành mẹ, lúc đó trọng lượng đạt khoảng 2,5 - 3kg/con. Với giá thỏ giống 150.000 - 170.000 đồng/kg, thỏ thịt 85.000 đồng/kg, có thị trường thuận lợi, trang trại của anh xuất bán thường xuyên.

Từ 70 con giống ban đầu, đến nay anh Cương đã nhân giống 150 con thỏ cái và 20 con thỏ đực, trang trại thường xuyên có 1.300 con thỏ thịt và 1.200 thỏ giống để cung cấp ra thị trường. Mỗi năm, anh thu về trên 600 triệu đồng, trừ chi phí lãi 350 triệu đồng.

Chia sẻ thêm về kỹ thuật nuôi thỏ, anh Cương cho biết, chuồng khá đơn giản, chỉ bằng tre hoặc lưới sắt, song yêu cầu phải cao ráo và sạch sẽ, mùa hè thoáng mát, mùa đông kín ấm. Thỏ là loại vật rất dễ bị nhiễm bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh bại huyết (xuất huyết đường ruột). Khi mắc bệnh này, thỏ chết rất nhanh. Phương pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm phòng chu đáo. Khi cho thỏ ăn chú ý không để các loại rau thấm nước và bẩn.

Ông Nguyễn Đức Tân - Chủ tịch Hội ND xã Hòa Ninh cho biết, anh Cương đã giúp nhiều bà con kỹ thuật chăn nuôi, phát triển mô hình nuôi thỏ. Cả xã có 20 mô hình nuôi thỏ gia đình và 10 hộ nuôi quy mô lớn. Bà con đang liên kết thành lập hợp tác xã để hỗ trợ lẫn nhau nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Su Su Sa Pa Rớt Giá Nông Dân Xót Lòng, Người Tiêu Dùng Nhăn Nhó Su Su Sa Pa Rớt Giá Nông Dân Xót Lòng, Người Tiêu Dùng Nhăn Nhó

Năm 2014 là thời điểm nông dân huyện SaPa (Lào Cai) nói chung và người trồng su su trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, khi đầu năm tuyết rơi, đến nay là sản phẩm nông nghiệp lại rớt giá. Thời điểm hiện tại, nông dân chỉ bán được quả su su cho tư thương với giá 800 - 1.000 đồng/kg.

10/10/2014
Tân Sơn (Bắc Kạn) Mùa Thu Hoạch Gừng Tân Sơn (Bắc Kạn) Mùa Thu Hoạch Gừng

Năm nay toàn huyện Chợ Mới trồng được hơn 80ha gừng, trong đó xã Tân Sơn chiếm hơn 90% diện tích. Năm nay, giá gừng đầu mùa khá cao, gấp 2 - 3 lần những năm trước, thương lái thu mua với giá trên 20.000 đồng/kg.

10/10/2014
Đậm Đà Hạt Tiêu Núi Cấm (An Giang) Đậm Đà Hạt Tiêu Núi Cấm (An Giang)

Đối với vùng núi Cấm (An Giang), tiêu được xếp trong nhóm đặc sản (trái su, sầu riêng, tiêu, quýt, măng…), thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho cư dân lập vườn đồi, vườn rừng. Dây tiêu ở đây chỉ trồng xen canh, diện tích nhỏ lẻ, sản lượng không nhiều. Thế nhưng, hương vị hạt tiêu núi Cấm rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu khu vực Tây Nguyên.

10/10/2014
Tây Ninh Khẩn Trương Phòng Dịch Sâu Đục Thân Hại Mía Tây Ninh Khẩn Trương Phòng Dịch Sâu Đục Thân Hại Mía

Ngày 2.10.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã ký quyết định công bố dịch sâu đục thân loài mới có tên khoa học Chilo tumidicostalis gây hại cây mía trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng diện tích mía trên địa bàn tỉnh bị sâu đục thân phá hại khoảng hơn 5.000 ha.

10/10/2014
Phú Giáo (Bình Dương) Ngăn Chặn Hiệu Quả Dịch Bệnh Trên Cây Trồng Phú Giáo (Bình Dương) Ngăn Chặn Hiệu Quả Dịch Bệnh Trên Cây Trồng

Theo ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo (Bình Dương), từ đầu năm đến nay toàn huyện đã có 15.523 ha cao su bị nhiễm các loại sâu bệnh; trong đó chủ yếu là bệnh phấn trắng, nấm hồng và bệnh vàng lá do nấm Corynespora gây ra.

10/10/2014