Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bí quyết làm giàu của nữ hoàng mộc nhĩ

Bí quyết làm giàu của nữ hoàng mộc nhĩ
Ngày đăng: 29/09/2015

hị Nguyễn Thị Huyền cùng công nhân đặt phôi giống mộc nhĩ trước khi treo lên giàn. 

Chị Huyền cho biết, trước khi đến với nghề trồng nấm, chị đã từng làm nghề buôn gia vị, hàng nông sản khô, trong đó có mộc nhĩ.

Năm 2007, thấy ở các làng nghề mộc quanh vùng, mùn cưa cho chẳng ai thèm lấy, phải đốt bỏ, tiếc của chị quyết tâm học trồng nấm.

Chị Huyền tâm sự: “Sau gần 1 năm vừa buôn nấm, vừa đến các cơ sở lân la học hỏi, năm 2008, tôi quyết định dành cả khu vườn nhà để trồng nấm”.

Khởi đầu chưa có vốn, kinh nghiệm còn non, chị chỉ trồng 5.000, rồi tăng lên 10.000, 20.000 bịch phôi/lứa. Sau 2 năm cần mẫn, vừa làm vừa học, tích lũy được ít vốn, năm 2010 gia đình chị xin thầu lại của UBND xã Song Phượng 2 mẫu ruộng bỏ hoang ven đê mở rộng quy mô sản xuất.

Nhưng trời đã không chiều lòng người, trong hai năm 2010-2011, hàng trăm nghìn bịch phôi được chị chăm sóc cẩn thận nhưng vẫn không ra nấm, thiệt hại gần 700 triệu đồng. Chị Huyền tìm ra nguyên nhân chính là do khâu hấp nguyên liệu, tính toán nhiệt trong lò hấp công nghiệp chưa chuẩn.

Sau nhiều lần đánh đổi bằng tiền của, công sức, hiện chị Huyền đã tự tin với kỹ thuật, công nghệ làm nấm mộc nhĩ của mình, nhờ đó năm 2013 chị đã thắng lớn.

Với tính cách tò mò, ham học hỏi, không chịu khuất phục khó khăn, chị đã nghiên cứu và mạnh dạn sử dụng nguyên liệu bịch phôi cũ tái chế để trồng nấm.

“Năm ngoái tôi trồng toàn bộ 350.000 bịch từ nguyên liệu tái chế, nhưng mộc nhĩ vẫn ra đều và năng suất còn cao hơn nguyên liệu mới” – chị Huyền tự hào cho hay.

Khâm phục, ngưỡng mộ trước tài năng của chị, nhiều người đã gán cho chị cái biệt danh khá mỹ miều “Nữ hoàng mộc nhĩ”.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Cao Chất Lượng Đàn Heo Giống Ở Bến Tre Nâng Cao Chất Lượng Đàn Heo Giống Ở Bến Tre

Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có đàn heo trên 400.000 con. Từ việc nuôi heo dạng gia đình (mỗi hộ chỉ vài con), trong những năm gần đây, người chăn nuôi chuyển dần sang nuôi qui mô theo hình thức trang trại.

28/09/2012
Tiết Kiệm Điện Cho Sản Xuất Thanh Long Tiết Kiệm Điện Cho Sản Xuất Thanh Long

Theo đó, trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long, thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, đã khảo nghiệm hiệu quả sử dụng bóng compact chống ẩm Điện Quang 20W thay thế cho đèn sợi đốt 60W để xử lý thanh long ra hoa trái vụ trên quy mô 1 ha ở vườn thanh long 3 tuổi, tại trạm thực nghiệm thanh long Hàm Minh. Sau 19 ngày thắp đèn, mỗi đêm trung bình 10 giờ đã cho kết quả: so với sử dụng bóng sợi đốt 60W thì bóng compact chống ẩm 20W có khả năng tiết kiệm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, giảm tỉ lệ bóng hư hỏng khi gặp mưa gió từ 7,8% xuống 0,5%.

28/09/2012
Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Tại Xã Đức Lạng Ở Hà Tĩnh Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Tại Xã Đức Lạng Ở Hà Tĩnh

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.

29/09/2012
Làm “Ôsin” Cho Cá Tra! Làm “Ôsin” Cho Cá Tra!

Để giúp cá mau lớn, giảm rủi ro bệnh tật, hiện nay nhiều “đại gia” nuôi cá tra ở miền Tây thuê hẳn cả đội ngũ “ôsin” hút bùn chuyên nghiệp, chỉ cáng đáng mỗi việc “tẩy” sạch chất cặn bã dưới đáy ao.

30/09/2012
Triển Vọng Mô Hình Trồng Bắp Lai Thương Phẩm Ở Phước Đại (Ninh Thuận) Triển Vọng Mô Hình Trồng Bắp Lai Thương Phẩm Ở Phước Đại (Ninh Thuận)

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái, Ninh Thuận) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.

01/10/2012