Bí Quyết Khôi Phục Nghề Nuôi Gia Cầm

Sau rét, sau dịch bệnh, bây giờ là lúc bà con nông dân phải nghĩ tới việc khôi phục đàn gia cầm. NTNN xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng.
Củng cố và vệ sinh chuồng trại
Nhiệm vụ đầu tiên cần làm là củng cố chuồng trại và tổ chức tổng vệ sinh toàn bộ khu nuôi, tẩy uế, sát trùng và làm sạch môi trường từ trong ra ngoài của khu vực trại. Mầm bệnh từ vụ trước dễ dàng lây lan sang vụ sau. Nó tồn đọng ngay trong máy ăn, máy uống, trong khe kẽ của tường rào, trên nền nhà và những tấm bạt bao quanh, trong các dụng cụ phục vụ việc nuôi và ngay cả trong trang phục của chúng ta nữa.
Vì không nhìn thấy mầm bệnh, nên ta phải làm rất kỹ. Càng kỹ càng tốt! Mùa hè cần đảm bảo thoáng mát, nhưng không vì thế mà ta để cây cối trong vườn quá rậm rạp. Cây che kín nên là cây to và được quét vôi gốc đầy đủ. Nên tỉa cành để cây xòe tán từ độ cao 2m trở lên. Nên chọn cây mau lớn và có độ che tán tốt như bàng, trứng cá, keo...
Sau khi củng cố tốt khâu chuồng trại, ta mới bắt đầu lo tới khâu giống. Giống nuôi phải phục vụ cho mục đích thương mại. Tùy từng nơi, từng hoàn cảnh mà chọn giống. Ví dụ: Nếu bà con nuôi gà để phục vụ cho bếp tập thể của các nhà máy, doanh trại, trường học, bệnh viện... thì nên nuôi gà công nghiệp.
Có rất nhiều giống gà công nghiệp đang lưu hành. Điển hình như giống Rosse - 308 (của Công ty DABACO và một số cơ sở làm giống khác). Loài này lớn nhanh. Từ 1 ngày tuổi nuôi tới lúc được bán chúng chỉ có 45 ngày. Khó có loài vật nuôi nào quay vòng vốn nhanh được như nuôi chúng.
Tuy nhiên, khi nuôi với quy mô lớn, bà con phải hết sức chú ý tới nguồn tiêu thụ. Bí đầu ra là thua to. Không nên ngồi một chỗ để chờ khách đến mà cần năng động trong khâu liên hệ, chào bán.
Chọn gà ri hay gà sao?
Tùy từng vùng, từng địa phương, tùy từng gia đình mà chúng ta chọn nuôi loại nào. Chỉ lưu ý bà con, nên đến với các cơ sở có uy tín.
Bà con có thể liên hệ:
- Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (anh Tuấn: 0912.109578),
- Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (ông Trọng: 0913.288746),
-Xí nghiệp Gà Lạc Việt, Công ty DABACO (ông Nguyên: 0982.342.890)...
Rất nhiều nơi lại đòi hỏi gà chất lượng cao. Họ cần gà non tơ, mềm, thơm thịt, đặc biệt là gà sao. Nhưng chúng ta đều biết, gà ri nuôi tới lúc được bán ít ra phải 5 tháng. Bình thường phải nuôi chúng tới 6-7 tháng mới được mang ra chợ. Có nơi còn nuôi tới 7-8 tháng. Như vậy lâu quá, hiệu quả kinh tế bị hạn chế.
Ở Công ty DABACO (Bắc Ninh) họ đưa ra một giống lai, lấy tên là JDABACO. Đây là một con lai có ngoại hình giống hệt gà ri, thịt ngon, mềm và cũng chỉ cần nuôi 2-3 tháng là bán tốt. Rất nhiều trang trại ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương... đã đưa con JDABACO vào nuôi. Kết quả rất tốt.
Cũng có những trang trại tổ chức nuôi gà sao. Gà sao giống như các loài chim hoang dã, nó có thể bay cao từ 6-12m. Vì vậy, nuôi chúng phải có lưới che bên trên. Thịt gà sao nhiều và ngon. Vì vậy, nhiều nhà “nghiện” gà sao. Tuy nhiên, khi nuôi ta phải lưu ý: Gà sao kêu rất to và kêu cả ngày lẫn đêm, liên tục như cháy nhà. Ta phải bố trí nuôi gà sao xa khu dân cư.
Ngoài ra, ta còn rất nhiều giống gà tốt. Bà con cần chọn những trung tâm nhân giống có uy tín để tới mua. Phải kiểm tra cả khâu tiêm phòng dịch trước khi đưa giống về.
Nuôi đà điểu không khó
Còn thủy cầm, ngoài các giống vịt mà chúng ta đang nuôi hiện nay, nên đưa con ngan Pháp vào nuôi. Các giống ngan nổi tiếng như R71, SN (siêu nặng) hiện được các trang trại rất ưa chuộng. Chúng lớn rất nhanh. Ở giống SN, con cái nuôi 70 ngày đã đạt 2,8-2,9kg. Còn con đực nuôi độ 80-90 ngày là đạt tới trọng lượng kỷ lục 4,8-5kg/con. Ngan lại nạc thịt, nên dân “nhậu” rất ưa, mùa hè bán chạy lắm!
Bà con ở miền Trung và nhiều vùng có diện tích rộng nên nghĩ tới việc nuôi đà điểu. Đà điểu không khó nuôi và ít tốn chi phí xây chuồng trại. Nó là con quen với điều kiện hoang dã. Nó không cần nhà. Chỉ quây chúng vào một nơi có mặt nền bằng phẳng là xong. Nó cũng ăn như gà, ngoài các chất bột, cần cho ăn thêm rau xanh. Nuôi 3 tháng đạt 30kg, nuôi 1 năm là trên 1 tạ. Thịt đà điểu có bao giờ rẻ đâu!
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, đối với những diện tích cà phê già cỗi đang trong giai đoạn nhổ bỏ chuẩn bị tái canh, người sản xuất phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc ổn định đời sống vì thiếu hụt nguồn thu nếu không có giải pháp “lấy ngắn nuôi dài”. Vì thế, việc phát triển sản xuất cây khoai tây giống Atlantic trên đất cải tạo tái canh cà phê là một biện pháp hữu hiệu đã và đang triển khai tại TP. Buôn Ma Thuột.

Trong hai tuần đầu của tháng 1-2015 đã có 8 lô nhãn xuất khẩu sang Mỹ. Và trong thời gian tới nhiều loại như xoài, thanh long, măng cụt, mận, nho hay các loại hoa như hoa hồng, cẩm chướng sẽ được xuất sang các nước.

Ông Hiếu cho biết: “Năm đầu, do chưa học hỏi kỹ thuật chăm sóc nên sầu riêng bị sâu bệnh nhiều, chết hàng loạt, chỉ còn 100 gốc. Tôi nhận thấy nếu chỉ độc canh sầu riêng hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy, tôi đã trồng xen 400 gốc chôm chôm Thái. Sau 3 năm, vườn cây ăn trái hơn 1 ha của tôi phát triển hơn cả mong đợi”.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn trong dịp Tết và lễ hội 2015, hạn chế hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ trái Thanh Long và một số sản phẩm lợi thế của Bình Thuận như: Nước mắm, nước khoáng Vĩnh Hảo, mủ trôm... ra thị trường Hà Nội.

Anh Nguyễn Hiền Triết (xã Long Trị, huyện Long Mỹ, Hậu Giang) có 6 công quýt đường, mỗi năm thu về trên 250 triệu đồng. Anh Triết cho biết, nhiều nhà vườn chú trọng quá nhiều vào phân hóa học, lâu ngày đất bị thoái hóa, nén dẽ. Qua các buổi tập huấn, anh dần chuyển sang ứng dụng hữu cơ cải tạo môi trường đất, biết vai trò quan trọng của vi sinh trong đất.