Bí Quyết Cho Xoài Trĩu Quả

Cây xoài non mới trồng trên đất tốt 2 – 4 năm tuổi trở lại không cần bón nhiều phân để tiết kiệm chi phí, chỉ chú ý phân bón thời kỳ 5 năm tuổi trở đi vì hầu hết xoài cho trái có hiệu quả cao từ giai đoạn này.
Có thể dùng phân chuyên dụng NPK 14-14-14 hoặc phân hỗn hợp NPK 16-16-8 để bón cho xoài.
Liều lượng bón phân theo tuổi cây như sau: Từ 5 - 6 năm: Bón cho mỗi cây từ 0,5 - 1kg phân NPK 14-14-14 + 3 - 4kg phân hữu cơ. Từ 7 - 14 năm: Bón tăng thêm mỗi năm 1kg phân chuyên dụng NPK 14-14-14 + 1kg phân hữu cơ. Từ 15 - 20 năm trở lên mỗi năm bón thêm so với giai đoạn 14 năm từ 2 - 3kg phân NPK 14-14-14 + 2 - 3kg phân hữu cơ cho mỗi cây. Bón 1 lần hoặc chia ra bón làm 2 lần lúc bắt đầu mùa mưa và trước khi chấm dứt mùa mưa. Phân bón cũng có thể áp dụng trong mùa khô nếu có đủ nước tưới. Đào rãnh chung quanh tán cây cách thân cây từ 1 - 2m đường kính, sâu 15 - 30cm, đặt phân và lấp đất hoặc bón theo lỗ từ 6 - 8 lỗ quanh thân cây.
Để tăng lợi nhuận có thể dùng phân hoá học kích thích ra hoa tăng đậu trái cho cây như các loại phân kali nitrat (KNO3). Loại phân này có chứa 13% đạm và 46% kali, giúp tăng cường kali cho cây, kích thích ra hoa tăng trái hữu hiệu. Tuy nhiên để cho việc sản xuất có lợi nhuận cao và bền vững lâu dài, trước khi kích thích cho cây xoài ra hoa, bà con cần lưu ý rằng cách phát triển hoa và trái thay đổi trên các giống xoài khác nhau.
Ngoài ra không nên dùng chất hóa học, phân bón lá kích thích ra hoa khi mà cây xoài còn quá nhỏ, lá và chồi quá non hoặc khi cây đang đâm chồi, nẩy lộc, có trái hay đang bị bệnh, trong những ngày mưa và sau khi thu hoạch. Dùng liều lượng cao (2.0 - 3.0%) phun khi thời tiết lạnh hoặc trời u ám, khi cây bắt đầu phát triển sung mãn hoặc cây có lá và chồi mạnh khỏe. Áp dụng liều lượng thấp (1.0 - 1.5%) khi thời tiết nắng hoặc nóng, khi cây lớn, già hoặc trưởng thành đầy đủ, khỏe mạnh.
Lưu ý chỉ sử dụng chất kích thích ra hoa, tăng đậu trái một lần trong năm. Có thể áp dụng cho cây đã mang trái mùa trước nhưng không được sai trái. Không nên kích thích trên hoa. Phun khi cây, lá khô ráo và dự định không có mưa sau khi phun khoảng 6 giờ.
Phun KNO3 ướt đẫm lá hoàn toàn nhưng không chảy thành giọt. Phun vào sáng sớm từ khi mặt trời mọc cho đến khoảng 9 giờ sáng, hoặc phun muộn vào chiều mát từ 4 - 5 giờ chiều nhằm tránh khả năng lá bị nám do ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Có thể bạn quan tâm

Kích thước nhỏ như con rầy nâu gây hại lúa, mình có màu xanh nhạt, thường nhảy trong lá phát ra những tiếng lóc cóc nên rất dễ phát hiện. Rầy chích hút nhựa làm lá không phát triển được, hoa bị khô và rụng; quả non sau khi đậu không phát triển được sẽ bị teo và rụng dần. Chất thải của rầy dính trên lá là môi trường sông và nguồn thức ăn cho lớp nấm màu đen bám và lan trên mặt lá, làm giảm sự quang hợp.

Mặc dù xoài thường ra hoa rất nhiều nhưng rụng hoa, rụng trái non cũng không ít, đôi khi tỷ lệ rụng hoa và trái non lên đến 99%. Dưới đây là một số nguyên nhân và biện pháp phòng chống tình trạng này ở xoài.

Sâu đục ngọn xoài có tên khoa học Chlumetia transversa họ Noctuidae thuộc bộ Lepidoptera. Bướm trưởng thành có màu nâu, chiều dài sãi cánh 17-18 mm, chúng đẻ trứng trên chồi mới ra lá non hay chùm bông hoặc trên lá.

Nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 -7 dư¬ơng lịch). Với cây tháp nên tháp tr¬ước 4-6 tháng. Tuy nhiên, nếu đủ nước tưới và có khả năng che mát có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm

Hiện nay đang vào thời điểm xoài ra bông, đậu trái. Trong thời điểm này xoài dễ bị bệnh rầy bông, sâu ăn bông, ruồi đục trái và thán thư.