Bí kíp trồng dưa chuột khoai tây lạ mắt ngon miệng

Dưa chuột khoai tây
Tên khoa học là Cucumis sativus little potato.Theo các trang rao bán hạt giống, loại dưa chuột cực lạ này có nguồn gốc từ Ấn Độ. Mặc dù thuộc giống dưa nhưng hình dáng của quả lại như... củ khoai tây nên khi về nước ta nó được gọi là dưa chuột khoai tây.
Trồng dưa chuột khoai tây bằng cách gieo sâu hạt giống vào đất khoảng 2 cm và cách nhau khoảng 5-7 cm. Cần chọn hạt chắc, không bị sâu mọt.
Hạt dưa chuột khoai tây sẽ bắt đầu nảy mầm sau từ 4-7 ngày khi được tưới nước đầy đủ.
Trong giai đoạn này, bạn nên để chậu ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp để hạt phát triển được tốt.
Cây dưa chuột khoai tây sẽ mất khoảng 70 ngày để phát triển và leo kín giàn khoảng 40 - 50 cm.
Nếu được chăm sóc tốt với chế độ nước, ánh sáng và chất dinh dưỡng hợp lý, mỗi cây dưa chuột khoai tây sẽ cho khoảng 3kg quả.
Quả dưa chuột khoai tây có hình dáng tròn lẳn, xù xì thô ráp ở bên ngoài...nhưng bổ ra bên trong lại mềm mại chẳng khác nào quả dưa chuột. Nhờ vị dịu mát và mùi thơm như chanh, dưa chuột khoai tây hay được dùng làm salad, sinh tố, trang trí món ăn.
Có thể bạn quan tâm

Theo Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện, xã Nghĩa Hương vừa được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM tháng 4-2014. Trong năm nay, huyện phấn đấu thêm bốn xã: Sài Sơn, Phượng Cách, Thạch Thán, Phú Cát cán đích. Các xã còn lại đều thuộc nhóm khá đạt từ 9 đến 13 tiêu chí (TC).

Theo ước tính ban đầu của ngành chức năng, đến hết ngày 20/8 trên địa bàn huyện đã có khoảng gần 1.000 tấn ngao sắp thu hoạch bị chết, thiệt hại về kinh tế lên đến hàng tỷ đồng.

Trên đường cùng chúng tôi đến trang trại của ông Đoàn Quang Ngọc ở khu Tân Lập (phường Phương Đông, TP Uông Bí, Quảng Ninh), anh Lưu Quang Trung, Chủ tịch UBND phường Phương Đông, giới thiệu: Ông Ngọc là một trong những hộ điển hình về phát triển kinh tế trang trại, cũng là người tiên phong nuôi lợn rừng thương phẩm tập trung với quy mô lớn nhất, nhì của thành phố.

Khoảng 13 giờ ngày 22/8, trên địa bàn thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), đã xảy ra trận mưa đá với mật độ dày đặc, làm hư hại nhiều diện tích rau màu và dâu tây của người dân.

Được trồng làm nguyên liệu giấy từ năm 2004, đã 10 năm trôi qua kể từ ngày đưa vào trồng, hơn 60ha cây luồng đến thời kỳ khai thác không có người đến thu mua, tưởng chừng sẽ chẳng để làm gì, nay luồng đã bắt đầu đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng ở xã Mỹ Phương (Ba Bể - Bắc Kạn).